II Xã hội lễ nghi 500 năm sau là xã hội của Trường Sinh

Thật như vậy, 500 năm nữa, trong một xã hội đa tôn giáo-Công Giáo- Phật Giáo-Hồi giáo-Ấn Độ Giáo… của những người am hiểu thuật trường sinh, mà lúc bấy giờ, toàn thế giới đã được học và trải nghiệm Khí công Tâm trí niệm Đạo pháp của tôi. Mô típ xã hội gần giống châu Âu và Mỹ, nhưng lan tỏa khắp Thế giới, một xã hội mạnh mẽ, sôi động và cao quí. Xã hội với lễ nghi vị nhân ( có ảnh hưởng lễ nghi vị Thần).


           Các bước tiến khổng lồ trong khoa học:  Từ ăn uống,  luyện tập thể thao và y học. Từ đồ ăn chế tạo dinh dưỡng, thuốc dinh dưỡng, đến các công tác thay mới, các bộ phận cơ thể nhân tạo, chuyển hóa dần, thích nghi với cơ thể con người, và quan trọng nhất là Khí công Tâm trí Niệm Đạo pháp được loài người phổ cập phổ thông, bắt đầu từ cấp II và III, tiếp theo, trong quá trình học nghề, học đại học, cao học, tiến sĩ…


          Khi xã hội bắt đầu định hướng vào khả năng sống tốt, và nhân phẩm con người tốt,  thanh lọc những cá nhân có thiên tư khác, bằng học thuật định hướng riêng biệt. Đây là thời kỳ lễ nghi vị Nhân cao cấp hơn hẳn trước kia. Đó là sự tôn trọng theo lễ nghi, những thành phần cực kỳ quan trọng và chuyên nghiệp…


 


2.1   Điểm qua quá trình nhận thức về tiến hóa của con người biểu hiện dưới khía cạnh tồn tại các xã hội điển hình khác nhau trong khoảng 5 triệu năm vừa qua


 


          Chúng ta đã mất nhiều triệu năm, để biến thành loài người ngày nay. Cách đây 5 triệu năm, loaøi người đã có hình dáng tương tự như ngày hôm nay. Nhưng đã có nhiều trận động đất, hủy diệt gần như tất cả muôn loài, trong đó có chúng ta . Sự sống sót trong tăm tối đó, đáng lẽ đã lại bị hủy hoại một lần nữa, vì sự yếu đuối của loài người. Tuy nhiên, chúng ta có cơ may là: trong vũ trụ đã và đang tồn tại, ý chí tâm linh của chúng ta, tâm linh đó, đã gíúp cho chúng ta, có lòng dũng cảm và trí thông minh và chúng ta đã sống sót, phát triển, và rồi đây sẽ vươn ra khỏi sự ràng buộc của hệ mặt trời. Những người con của vũ trụ đang khôn lớn, sẽ có một bước đại nhảy vọt về trí tuệ, trong khoảng khắc của vũ trụ( khoảng khắc có thể là 500 năm,1. 000 năm hoặc100 ngàn năm…).


          Có thể là, cách đây 5 triệu năm, loài người  đã đạt đươc hình thể như ngày nay , nhưng trí tuệ tâm linh, chưa được tiến hóa bằng ngày nay. Loài người văn minh hoang dã đó, cũng không hẳn là theo sự tưởng tượng của chúng ta, như mặc áo lông thú, tay cầm riù đá, mũi lao đá, và chúng ta gọi là loài người nguyên thủy? Loài người lúc đó, đã là một quần thể xã hội có tổ chức, và sản xuất công nghiệp ở mức độ nào đó. Một số kỹ năng công nghiệp, có thể tiến hóa hơn ngày nay, ví dụ: cột sắt 100% Fe tại Ấn Độ, và một số đồ đồng đen có thể còn tồn tại đến ngày nay. Những kim loại này, loài người ngày nay chưa chắc đã tổng hợp được. Những di chỉ từ 4000 năm trước, mô tả như là người vũ trụ (mặc quần áo giống các nhà du hành vũ trụ ngày nay). Tôi cho rằng: loài người lúc bấy giờ đã tạo ra quần áo bảo vệ cơ thể chống lại cuộc va đập của các hành tinh vào trái đất. Tuy nhiên họ cũng bị tiêu diệt bởi thiên nhiên cực kỳ khốc liệt và kéo dài ngoài sự chịu đựng và vượt qua kỹ thuật mà loài người khi ấy đã sáng tạo ra.Chúng ta đã gần như bị hủy diệt từ 5 triệu năm trước. Những kỹ thuật chế tạo của  loài người ngày xưa cũng đã bị chôn vùi và biến mất mãi mãi. Cho đến gần đây chúng ta đã làm lại những kỹ thuật đó và sự thông minh ngày nay có niên đại khoảng 500.000 năm. Sự bùng phát thông minh kỹ thuật thì mới có niên đại 5000 năm. Đỉnh điểm của thời đại kỹ thuật cao ngày nay thì mới có niên đại 500 năm. Con người bay ra khỏi trái đất thì có niên đại 50 năm( mới thăm dò- nghĩa là bay ra rồi bay về). Như vậy có thể suy ra  là 50 năm nữa, chúng ta mới có thể bay vào không gian với một thời gian  lâu hơn ( khoảng 100 năm chẳng hạn).


         Năm mươi năm sau:  là thời kỳ loài người đã hướng theo định hướng xã hội trường sinh và xã hội tồn tại rực rỡ trong vòng 500. 000 năm. Sau đó là một xã hội vĩnh hằng- Sự phân tán trong vũ trụ  của loài người tương lai.


         Trong năm mươi năm tới: loài người sẽ tiến tới hiểu được hào quang- trường năng lượng của con người-thế nào là thần giao cách cảm- đọc được ý nghĩ của nhau; Con người sẽ dần đến giới hạn ăn uống định lượng ( rất ít), chỉ ăn khoáng chất, và một ít chất nào đó cơ bản, sẽ là hơi thở và thâm nhập năng lượng vũ trụ vào người. Nếu chúng ta nằm ở cảnh giới không ăn uống  vào người nữa, mà chỉ cần thâm nhập năng lượng vũ trụ, và một loại hóa chất tạo hình dáng vừa đủ, nếu vậy thì sẽ có nhiều đột biến xảy ra, ví dụ chúng ta chưa cần Oxy để thở, mà có thể thở bằng Nito,Hđro…hoặc phân tích nước biển qua da, để tạo Oxy-Hđro. Như vậy chúng ta sẽ giải được bài toán xuống nước, hoặc thâm nhập vũ trụ bao la, mà không bị ảnh hưởng quá nặng nề, vào khả năng mất Oxy để thở.


         Hãy quay lại khoảnh khắc 500. 000 năm vừa qua của xã hội loài người, chúng ta đã trưởng thành trong sức sống từ tuổi 30 đến tuổi thọ 100. Có thể ngày xưa, tuổi trưởng thành của con người là 12-13 tuổi, như vậy, con người chỉ sống đền 2,5- 3 tuổi trưởng thành trong thời kỳ sơ khai.


          Ngày nay, chúng ta đang đạt tới tuổi trưởng thành là 14-15 tuổi và sống được 7-8 lần tuổi trưởng thành. Chúng ta đang tiến vào kỷ nguyên trường sinh, xã hội mới sẽ tồn tại 500. 000 năm. Năm 2009-2010, là giao thời của kỷ nguyên cũ và kỷ nguyên mới, trong đó, con người sẽ đạt tuổi sức sống từ 5-7 đến 25-35 lần( tuổi trưởng thành là 13), thậm chí đột biến 50 đến100 lần, tức là khoảng 550-1500 tuổi. Đột biến 200 lần là 3000 tuổi( hiện tại con người chỉ hiểu biết đến như thế).


         Ngày hôm nay, chúng ta đang chứng kiến khả năng thông tuệ lần thứ hai( Mối giao hòa giữa con người và trí khôn vũ trụ). Lần thứ nhất, cách đây khoảng 3-5 triệu năm? Nhưng chúng ta gần như đã bị hủy diệt, lần thứ hai này ,chúng ta sẽ cố không bị hủy diệt nữa( việc bất quá tam). Sự thông tuệ giữa con người và vũ trụ, sẽ xui khiến chúng ta, nếu không kịp biến đổi, thì cũng  thoát khỏi sự hủy diệt, bằng cách bay ra khỏi trái đất, hoặc thành lập một khu phi bảo vệ con người,  trước những tai nạn khủng khiếp, có thể hủy hoại bất kể  những vật thể nào trên trái đất. Cuối 300. 000 năm lần hai này, đặc biệt 5.000 năm gần nhất, loài người đã đánh giá được uy quyền của  hệ tâm linh. Trong 200 năm cuối, và đặc biệt trong 50 năm hiện tại, uy quyền của cuộc sống tâm linh càng được soi xét. Con người ngày nay, đã chỉ ra rằng: vật thể động vật  chỉ chiếm 20-30% của sự sống, trong khi đó tâm linh chiếm 70-80% trong sự tồn tại sống của cơ thể đó. Các tôn giáo đặc trưng của các lễ nghi khác nhau, các thể chế xã hội đặc trưng của lễ nghi gia đình, tồn tại cùng xã hội và các thể chế công việc ngày càng mang tính toàn cầu đặc trưng, của phương pháp sống còn của con người. Các thể chế đó ngày càng hoàn thiện, và ngày càng định hướng rõ ràng hơn, mạch lạc, và thuần khiết dần theo một thời gian ngắn nhất .


          Thực chất là, trong lòng vũ trụ rộng rãi bao la, đã tồn tại sẵn tâm linh, nó là năng lượng tinh thần của vũ trụ, dành cho loài người.


         Nếu loài người sinh trưởng từ trái đất, như tất cả các hệ động thực vật khác, thì tâm linh năng lượng vũ trụ, chuyển cho loài người một thông điệp là: hãy duy trì cái gì vốn có trong vũ trụ, và ý thức đó là một lẽ phải, làm cho chính chúng ta đang lớn khôn vượt bậc, để tiến tới kỳ diệu: vừa sống trên trái đất, lại vừa có thể sống trong lòng vũ trụ, lấy năng lượng của vũ trụ mà sống. Ông trời tối cao của Thiên Chúa giáo là đức GiêSu vô song( là ông trời của người Công Giáo). Ông trời tối cao của Phật Giáo là Đức phật, trong lòng các phật tử. Ông trời tối cao của người theo Đạo Hồi là Thánh A La. Ông trời tối cao của Đạo HinĐu là thần  SiVa… Tôn giáo là cứu cánh của loài người, như là một định hướng, của đức tin, của sự tồn tại sống, để ngầm chỉ ra rằng: chính sự hiểu biết rộng lớn của con người, vượt qua các loài động, thực vật trên trái đất, là do con người đã được năng lượng vũ trụ( hoặc còn gọi là năng lượng tâm linh vũ trụ) soi sáng, chăm sóc, và tôn tạo trí tuệ của họ lên rất cao, để họ có thể một lúc nào đó, vượt ra khỏi trái đất, và sẽ sống thích nghi trong vũ trụ.


 


 


 


 


2.2   Hồi giáo ,Công giáo,Phật giáo… và xã hội phát triển.


 


          Hồi giáo là một đạo sâu lắng, về tâm nhân thể của con người, đó là quá trình biểu hiện bản thể của con người. Hồi giáo có thể đã sinh ra từ rất sớm, sớm hơn Công giáo và Phật giáo .


Ta có thể cảm giác, từ lúc ban sơ của xã hội loài người-Đạo Hồi đã giúp từng nhóm tộc người kết hợp lại, suy tôn đấng tâm linh Ala- Lúc bấy giờ, các tộc người thiếu thốn mọi thứ: từ nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc kiếm sống. Quá trình sống rất phụ thuộc vào sức khỏe các bộ tộc, tính nhân đạo bộ tộc, và tính chiến đấu bảo vệ bộ tộc, và biết bao đặc tính nhân đạo vĩ đại, đã kết hợp được nhiều nhón người,  nhiều tộc người, và sinh ra những quần thể rất lớn, và rất phát triển. Bởi vậy Hồi Giáo là, lương tâm, nguyện vọng của con người.


         Công Giáo đã được thể hiện như một sự tôn trọng bản thể của gia đình như bố mẹ và con cái và trên nữa chỉ có Đức Chúa. Có nghĩa là bản thể  tế bào xã hội, là sự cấu thành từ gia đình. Các gia đình bền vững, sẽ tạo ra xã hội liên kết bền vững, bởi cùng chung một lòng tin vào một điểm thần thánh là Đức Chúa. Biểu hiện quang trọng nhất của công  giáo là cuốn Thánh Kinh( Cuốn sách bất tử). Công giáo đã đi đúng hướng về mặt đoàn kết là sức mạnh. Một xã hội mạnh, là dựa trên từng gia đình hạnh phúc, và nghiêm túc tuân thủ qui chế tôn giáo Công Giáo, mà điểm sáng chói của qui chế là duy chỉ một đức Chúa Trời. Chính vì vậy, mà các đoàn quân thuộc xã hội công giáo gần như bách chiến,bách thắng. Bởi vậy, Công giáo là sức đòan kết mạnh mẽ của con người.


         Phật Giáo là tâm thể của con người, sự trầm lắng suy tư của Phật giáo, sẽ đưa trí tuệ loài người tiến hóa mơ mộng, và vươn tới trong cõi vũ trụ vô bờ bến, cũng như Hồi giáo và Công giáo. Đức cao trọng vọng duy nhất là đức phật Thích Ca Màu Ni. Chính cõi phật, là cõi tinh thần của loài người: toàn bộ tâm linh- phần hồn của con người, là như nằm trong cõi Phật.


   Loài người có ba Tâm thể chính là: Hồi Giáo, Công Giáo, và Phật giáo, đã bảo vệ cho cộng đồng trái đất, tự hình thành một xã hội phát triển. Chính xã hội phát triển đã bao gồm toàn thể cộng đồng và kiến thức hiện đại, nằm trong từng con người. như vậy, ngoài ba tâm thể, con người còn có kiến thức hiện đại, và đó là tâm thể thứ 4. Chúng ta có nhận định mới về con người: đó là người và bốn  tâm thể. Nếu chia  đồng đều thành phần trăm, thì bằng với luận điểm: cơ thể người 20% và các tâm thể là 80%. Chúng ta cứ tưởng tượng,  có 4 dải màu sắc, bảo vệ và hình thành trí tuệ con người bao gồm màu đỏ là đạo Hồi, màu vàng là Công giáo, màu xanh là Phật giáo và màu trắng là kiến thức hiện đại,chính chúng ta đang sống trong không gian đó. Cụ thể, các không gian


được mô tả lại như sau:


   -Không gian đỏ-Hồi giáo là:               lương tâm và nguyện vọng của con người.


   -Không gian vàng- Công giáo là:       sức đòan kết mạnh mẽ của con người.


   -Không gian xanh- của Phật giáo là:   toàn bộ tâm linh và phần hồn của loài người.


   -không gian trắng- là:                           kiến thức hiện đại của loài người.


   Dĩ nhiên trên toàn thế giới, những khu vực khác nhau, được bao  phủ bởi các mật độ sắp xếp tôn giáo, và kiến thức hiện đại của con người, có khác nhau: Như châu Âu, nhu cầu về Công giáo là rất lớn, Đông Á nhu cầu về đạo Phật là lớn nhất sau đó là Công  giáo, Tây Á là đaọ HinÑu( Phật gíao ) và đạo Hồi.


         Trong nền văn hóa nhiều màu sắc, thì càng nhiều màu càng đẹp. Cũng như ở châu Ậu. người ta theo Công giáo, cũng có thể yêu cảnh chùa, nếu họ tìm hiểu đạo Phật. Ở Tây Á người đạo Hồi cũng  có thể  yêu cảnh chùa Phật giáo, bởi vẻ không gian nhiều cây xanh, và tâm thể diệu huyền, của không gian. Tôi là một người yêu đạo Phật , nhưng sẽ hoàn toàn hân hoan múa vui, cùng các bạn Hồi Giáo trong một tối dự yến tiệc dưới trăng rằm. Điều kiện là chúng ta hiểu biết lẫn nhau… tôn trọng và thành kính  với nhau. Nói cách khác,nếu tôn giáo nào cũng có đủ bốn vạch :đỏ, vàng , xanh , trắng thì đều là để phục vụ thật tốt cho xã hội loài người.


 


2.3    Mô tả xã hội lễ nghi trường sinh.


 


         Chúng ta, đang đứng ở phần cuối của xã hội loài người, 500. 000 năm vừa qua. Chúng ta, thực sự đứng trong giải 50 năm, chính giữa hai chu kỳ 500. 000 ngàn năm  qua, và 500.000 năm tới.


         Chúng ta, đang đứng trong khoảnh khắc 50 năm ngày hôm nay, và chúng ta sẽ được chứng kiến 500 năm thay đổi vĩ đại của loài người, trước khi bước vào 459.500 năm lịch sử hiện đại, tiến hóa kỳ dị của loài người. Chúng ta hãy tự hào, là những người đặt hướng cho xã hội tương lai mai sau: đó là xã hội lễ nghi 500. 000 năm. Chúng ta có thể gọi 500 năm tới, là tiến vào chủ nghĩa xã hội khoa học định hướng theo học thuyết trường sinh ( viết tắt là chủ nghĩa xã hội khoa học trường sinh). Theo đúng như CácMác đã tiên đoán: Các nước tư bản hùng mạnh nhất, giàu có nhất trong một khuynh hướng vì lợi ích cộng đồng, đã và đang chuyển dần sang chủ nghĩa xã hội khoa học, mà trong đó lợi ích cộng đồng là quan trọng nhất, các định chế, thể chế xã hội là quản lý kinh tế hữu hiệu, ngăn cản hoàn toàn tham nhũng. Quá trình tập trung kinh tế, sẽ nảy sinh thể thức quản lý quân đội  cực kỳ hùng mạnh, và qua đó kỹ thuật không gian sẽ được định đoạt, bằng những định hướng bảo vệ số đông các tập đoàn loài người, thoát khỏi các thiên tai khủng khiếp, mà nhiều triệu năm trước, loài người đã không vượt qua được.


 


Tại sao chủ nghĩa xã hội khoa học phải định hướng trường sinh?


 


                         Chữ trường sinh chỉ là một từ thuộc về “Niệm”, chữ trường sinh, chính là xã hội lễ nghi trường sinh  bao gồm ba tâm thể và xã hội phát triển. Như vậy,chủ nghĩa xã hội khoa học cũng gần với xã hội lễ nghi trường sinh. Mà ở đây cần thêm chữ”Trường sinh”.  Nói một cách khác:  xã hội phát triển chính là chủ nghĩa xã hội khoa học, và chính chủ nghĩa xã hội khoa học –trường sinh là xã hội định hướng tiến lên xã hội lễ nghi trường sinh.


 


a/ Con người là nhân tố quan trọng bậc nhất cấu tạo thành xã hội.


 


                        Giáo dục con người, là nhiệm vụ hàng đầu của xã hội văn minh, và giáo dục con người, là một chính sách bắt buộc ( bắt buộc phải có chính sách giáo dục cho từng người). Cần phải phân tích và rút gọn về ba tâm thể( Hồi giáo-Công giáo-Phật giáo). Và tiếp theo là kiến thức hiện đại- Chính kiến thức hiện đại cũng là một tâm thể thứ tư, bao gồn khoa học kỹ thuật kiếm sống và kỹ thuật trường sinh.


                        Chính về màu sắc ba tâm thể: đỏ + vàng  + xanh  = trắng (Hồi giáo – đỏ + Công giáo-vàng  +  Phật giáo – xanh = kỹ thuật hiện đại-trắng) Và chính mối quan hệ của bốn nhân tố tương hỗ, đó là điều kiện đảm bảo sự sống tâm linh của con người.


 


b/ Mối quan hệ tình cảm, mối quan hệ ruột thịt và mối quan hệ xã hội:


 


                     *Tình cảm là tình yêu:


          -yêu tôn giáo


          -yêu người, yêu chồng, yêu vợ, yêu con.


          – yêu lẽ phải,


          – yên nước, yêu cảnh đẹp,yêu thiên nhiên.


          -yêu nghệ thuật ,yêu nghề nghiệp… tuy nhiên tình yêu sẽ đổi thay, sẽ quên đi, nhớ lại hoặc bắt đầu lại.    


 


       *Mối quan hệ ruột thịt: Ba, mẹ, con,chị,  em, cô, chú, bác ruột, ông bà nội. Mối quan hệ ruột thịt thì không bỏ được, thì bắt buộc phải nuôi nấng( trừ một vài trường hợp bất đắc dĩ). Cũng vì mối quan hệ ruột thịt mà phải làm nhà,  chu cấp tiền bạc… và chính nơi đây chứa đựng nhiều tình cảm nhất của con người.


 


   * Mối quan hệ xã hội: Công dân của một quốc gia nào, thì quốc gia đó phải nuôi dưỡng, dạy dỗ và bảo vệ họ. Cũng như vậy, họ phải đóng thuế cho quốc gia đó, thông qua công việc làm của mình.


   Qua ba tiêu chí trên, mối quan hệ ruột thịt là quan trọng nhất, vì nó sẽ chiến hữu tài sản và tiền bạc của cá nhân. Như vậy mối quan hệ ruột thịt là khuôn mẫu, của thành phần tổ chức xã hội. Mối quan hệ xã hội, là mối quan hệ theo đó con người có tiền bạc và tài sản ( bất động sản) và sẽ được cân bằng bằng thuế đóng lại cho  xã hội, và xã hội có nhiệm vụ cứu trợ lại,  các các nhân có đóng góp cao thấp khác nhau.


   Chữ gia đình sẽ được thay thế bằng gia tộc- tức là hoàn toàn đề cao mối quan hệ ruột thịt. Dĩ nhiên các giá trị đạo lý cổ điển, cũng vẫn là các giá trị quan trọng bậc nhất, vì tính thiêng liêng của tâm hồn. Một người mẹ nuôi con tốt, thì vẫn hơn hẳn người cha không dạy bảo con cái, một xã hội có ủng hộ kinh phí nuôi trẻ, thì cũng  không bằng tấm lòng nuôi con của bố mẹ ruột.


   Sở dĩ, ta nhấn mạnh tính lễ nghi của xã hội tương lai, là bởi vì, sự tồn tại cơ thể người, trong đó chỉ có 20% là cơ thể hiện hữu, với nhiễm sắc thể định hình cá thể. Còn 80% là năng lượng và thần tâm. Muốn có sức mạnh và thần tâm vĩ đại,  thì phải học tập trao dồi kiến thức khoa học kỹ thuật trường sinh..


   Quá trình học và tập các kỹ thuật khoa học, đó gọi là tính lễ nghi . Thể năng lượng thần tâm càng mạnh, càng kỳ dị, thì con người  đó càng đặc biệt, tiến tới xuất chúng.


   Chúng ta sẽ chưa đi miên man vào sự hình thành và cấu tạo đặc biệt của xã hội lễ nghi trường sinh 500,000 năm tới; bởi vì xã hội đó, có thể được miêu tả vào một thời kỳ sau này, vào những cuốn sách xuất hiện trong tương lai. Tôi chú trọng mô tả về sự biến thiên của con người trường năng lượng hôm nay, và trường sinh ngày mai.