Tác động Thiền học

Tác động Thiền học là một nơi để bình tâm để sống cho chính mình. Khi tĩnh lặng ta đưa hồn ta vào vô biên vô tư, hơi thở của ta đầy độc lập, sảng khoái, tự tin, lời nói của ta mạnh mẽ, nụ cười lớn lao, ý tứ dứt khoát. Ta giống như một đứa trẻ nhưng cứng rắn, nhiều kinh nghiệm và am hiểu cuộc đời. Ta giống như một triết gia, một học giả, một vị tướng bởi vì trong thinh không ta đã tư duy đã vượt qua hiểm nghèo và đã chiến thắng. Nếu ta luôn vượt qua được vấn đề tồn động khó khăn đó là do các lập luận xoay vòng của chúng ta đã hợp lý hài hoà và đã chứng tỏ khả năng học vấn, suy luận, lập luận và kết luận hoàn toàn chính xác. Về phần suy luận này tôi không viết sâu các bạn nên tự tìm hiểu qua thực tế, từ những người lớn tuổi và tự học hỏi thêm. Tôi không muốn viết những ví dụ vì nó sẽ dài dòng và không biết phải kết thúc ở đâu?


Từ tuổi 14 chúng ta đã bắt đầu hướng tới sự hoàn thiện trí tuệ của mình bằng cách học, tư duy và hùng biện. Mọi người tốt nghiệp 12 nếu ham học và thực hành thì cũng có kiến thức đủ dùng để tiến vào Đại học Trường Sinh rồi.


Từ tuổi 17 mà vào thiền học thì hơi sớm. Riêng tôi tự thân từ nhỏ về tính nết đã dung hoà được hai thái cực nội suy và vui nhộn. Sở dĩ từ nhỏ tôi đã suy tư là do yêu môn hội họa lúc 10 tuổi, có thể vẽ qua đêm không buồn ngủ. Mặt khác tự thân rất hiếu động nên có nhiều bè bạn vui chơi, đi du lịch suốt ngày. Mẹ tôi có phong cách tự do hay là vì tôi là con trai một nên đi chơi lâu về cũng không bị mắng chửi. Cũng vì vậy tôi thiết nghĩ các bạn trẻ vẫn có thể vào thiền học được miễn là mình lập luận như sau: một ngày ba lần vào thiền học gồm buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, mỗi lần nửa giờ. Một tiếng rưỡi ngồi yên thì không là bao nhiêu thời gian, mà mình lại được yên tĩnh trí não sảng khoái tâm lý đó là cái lợi lớn lao. Hơn nữa, thời gian của thiền định là thời gian của trời, tuổi của trời, thời gian của vĩnh cửu ta thiền định càng lâu càng sống lâu hơn.


Động tác thở:


Thở chẳng qua để sống cho sâu cho rộng. Người thanh niên thường thở sâu rộng vì họ hoạt bát, náo nhiệt, hiếu động, ưa chuộng thể dục thể thao. Đến khi con người trở nên lớn tuổi họ có thể trở thành chủ nhà hay chủ doanh nghiệp nên học hay ngồi nhiều, ăn nhiều, uống rượu nhiều … nói chung vì không vận động thường xuyên nên cơ thể tích mỡ, tích tụ nhiều thành phần thừa. Hơi thở họ không sâu, không hết dung tích phổi, dần dần oxy không đủ nuôi một cơ thể béo hơn, quá trình trao đổi chất kém dần, thể chất thoái hoá dần, con người đang đi vào lão hóa …


Động tác thở là dành cho mọi lứa tuổi của con người. Chúng ta cần thở sâu hết dung tích của phổi, vì sau này khi đã thành công trong đạo học Trường Sinh chúng ta sẽ có hơi thở kiểu khác. Hôm nay chúng ta chuyên mục vào nhịp thở của con người:


Hãy để cho tâm hồn lắng đọng, não bộ ngừng tư duy, ta chỉ nghĩ đến phong cách thở. Đó là cách thở 4 kỳ:


2.1.     Từ từ hít vào không vội vàng, từ từ hít sâu cho lồng ngực tràn đầy không khí (10 – 20 giây).


2.2.     Ngưng hít vào không chèn ép lắm, không căng cơ ngực mà cũng không thở ra mà giữ lại một số giây nhất định.


2.3.     Từ từ thở ra không khí buông thả, không căng cơ, tinh thần tĩnh lặng thuần khiết, nhả gần hết khí ra.


2.4.     Ngưng thở ra mà cũng không hít vào hãy tĩnh lặng vài giây đó là giờ của đạo tiên ta sẽ cảm giác thanh khiết bâng khuâng … sau đó bắt đầu hít vào.


Trong cách thở 4 kỳ chúng ta nên tập thở bụng. Khi hít vào, ta dồn hơn căng lá phổi, làm đầy phình bụng ra, nâng bên trong lên. Khi xả hơi ra, ta ép phổi xuống dưới và thóp bụng lại. Đó là phương pháp thở vận động ngũ tạng.


Công phu của thở là ý thức điều hành động thức. Ban đầu ta thở cho đúng luật lệ, sau đó ta cần ý thức rằng thở phải luyện đến tự giác, thở như thế không cố gắng mà vẫn đạt được phong cách. Từ đó, tư duy nhẹ nhàng tâm can không vướng đọng. Ta ngồi im mà tư tưởng cũng im lìm, ta tự thân không cần cảm giác về hơi thở nữa mà ta cảm giác một không gian vô biên mà thôi. Như vậy, ta đang ăn, đang đưa các sự kiện cuộc sống và một không gian siêu lớn đến nỗi chúng không còn quan trọng nữa. Có những điều quan trọng hơn đang chờ đợi ta chăng? Thở cho sâu, cho dài hơi, cho êm đềm, cố tình nhưng không cố sức, về sau khi đã quen thì ta chỉ có ý thức mà thôi. Đó là bài tập cho vĩnh hằng mãi mãi không sao nhãng, chỉ riêng một số động tác thở thôi thì bạn có thể tráng kiện và khỏi một số bệnh lý thông thường rồi. Hơi thở bình thường của chúng ta là để duy trì một nhiệp điệu sống sinh học nhất định: về đêm thở đều sâu tổng lượng oxy cần thiết không nhiều bằng ban ngày. Khi bình tĩnh như ngồi xem báo, xem phim chúng ta thở ít hơn khi chạy nhảy thể thao nhiều lần. Khi chúng ta bình an ngồi thiền cùng tập thở sâu, dài thì lượng oxy tăng lên làm cho dòng máu trong cơ thể phồng lên, lưu lượng tăng lên nhưng dòng chảy vẫn bình thản, thậm chí tim đập mạnh nhưng chậm hơn. Cường độ dòng máu tăng nhưng tốc độ dòng chảy giảm. Quá trình tuần hoàn của máu theo kiểu này sẽ có lợi cho tế bào hơn vì tế bào được bình tĩnh thanh hóa sàn lọc trong một dung môi đầy đủ tràn ngập. Qua một thời gian nhất định cơ thể sẽ có một năng lượng toàn vẹn có thể dôi dư, cơ thể đó dễ dàng đón nhận những hiểm họa hoặc những công việc khó khăn tốt hơn.

Cách thở mà chúng ta đang theo dõi gọi là hơi thở thứ nhất của con người. Sau này khi đã học cao hơn ở hơi thở thứ hai (khí công), hơi thở thứ ba (nhập năng lượng) thì phương pháp thở của chúng ta mới đủ hoàn thiện.