I Lễ nghi là tôn trọng tâm linh

Con người nào ,quần thể xã hội nào, tôn giáo nào, hệ thống chính trị nào, cũng cần phải tôn trọng những nghi lễ của  con người, trong cuộc sống gia đình, xã hội tự nhiên, xã hội tôn giáo. Chúng ta phải sống tuân thủ tràn ngập các nghi lễ xã hội, nghi lễ ăn uống, thờ cúng, ma chay nghi lễ gia đình, xã hội, chỗ làm việc, chỗ vắng người, chỗ đông người, các nghi lễ đạo giáo, nghi lễ kết hôn, sanh con, ly hôn, nghỉ tết, tất niên, tân niên, nghi lễ xuất phát làm ăn, hoặc khởi động chiến tranh, kết thúc chiến tranh.


         Ở bài này chúng ta chỉ nên chú ý bó gọn trong câu ” Lễ nghi là tôn trọng tâm linh”.


         Chúng ta hãy thử phân tích, tâm linh trong một con người đang sống hoặc đã chết. Thực chất, tâm linh là ý chí thực hiện một nguyện vọng, ở đây ví dụ có rất nhiều:


 


1.1 Thực hiện chữ tín trong công việc làm.


 


         Một người thực hiện được rất nhiều hợp đồng xây dựng nhà, chẳng hạn kéo dài trong 10 năm, 20 năm. Họ làm xong hợp đồng, và sản phẩm là những ngôi nhà rất đẹp… như vậy quá trình hoàn thành công việc thật tốt đẹp đã xảy ra, và anh ta có được sự tôn trọng của nhiều khách hàng. Như vậy, là anh ta có được một chữ tín. Tuy nhiên, con người còn có nhiều chữ tín, ở nhiều mặt trận khác nhau như trong gia đình, trong bạn bè, trong công tác khác ở công ty… Hệ quả là các chữ khác như “Hiếu, Nhân, Quân tử, Đức, Trí, Dũng, Tâm, Sư, Đạo, Thiền, Nhã, Tình ..đều đã xuất hiện trong một con người như thế. Để đánh giá đúng là người như thế, thì bản thân anh ta, cũng cần có một số lễ nghi như: ăn mặc thế nào, để xứng đáng với sự tôn trọng của mọi người đối với mình.


         Bản thân, những hành vi tôn trọng với nhau, tôn trọng những người có chí lớn, thực hiện được nhiều việc có ích cho xã hội, cũng là một sự hiểu biết tôn trọng tâm linh. Mỗi người làm được nhiều việc có ích cho xã hội, thì quần thể hào quang của họ là rộng lớn, và dày đặc hơn người khác rất nhiều. Nói cách khác: cơ thể tâm linh của họ, hiện rõ ràng hơn người ta. Chỉ riêng việc khổ luyện khổ công tâm trí đạo pháp, cũng đã hình thành một nhóm người mới, để sẵn sàng làm được nhiều, và nhiều việc có ích hơn nữa cho xã hội.


         Những người trẻ tuổi, thường không thuộc lễ nghi, hoặc giả xã hội đã chỉ giáo dục kiến thức kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, xã hội học thuần túy thiếu sâu sắc, dẫn đến hậu quả là: một lớp thanh, thiếu niên, không biết kính trọng người lớn tuổi, người có công. Sau khi lớp thanh niên này tốt nghiệp một ngành nào đó ra đời, làm việc thì cơ bản chỉ biết thu vén lợi ích nhiều nhất cho mình, mà quên mất sự tôn trọng tập thể, tôn trọng bậc tiền bối, đã đem công ăn việc làm đến cho mình. Thông thường, một cơ sở làm việc tốt trong nhiều chục năm, thì phụ thuộc vào những cá nhân nhất định nào đó, của cơ sở có thể là chủ sở hữu cơ sở, hoặc một nhóm lãnh đạo, các cá nhân khác muốn có việc làm thì phải được chia việc làm, muốn biết làm thì phải được hướng dẫn, muốn kiếm được nhiều tiền thì phải tận tụy vì cái chung, vì tập thể tốt, phải biết tôn trọng chủ sở hữu đã đem công việc đến cho mình và nuôi sống gia đình mình.


         Không có lễ nghi, là không tôn trọng tâm linh. Trong khi cơ thể con người, tồn tại hai mảng song hành là: cơ thể và thần tâm(Tâm linh). Càng lớn tuổi, cơ thể thần tâm càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn  (tỷ trọng ảnh hưởng qua lại). Như vậy là, lễ nghi không phải là được đặt ra, để đề ra những người có công, mà chính lễ nghi là công lao, được những người khác tâm phục, và được biểu hiện bằng lễ nghi.


 


1.2 Xã hội lễ nghi châu Âu và châu Á.


 


          Xã hội lễ nghi châu Âu là: vị nhân, xã hội lễ nghi châu Á là: vị thần. Một bên là lợi ích cho từng cá nhân, một bên  ích lợi của lễ nghi tôn trọng Thần Phật. Suy ra cho cùng, thì cá nhân xuất chúng, cũng tựa như Thần, Phật vậy. Vậy thì lễ nghi châu Âu, cộng lễ nghi châu Á, và đơn giản hóa đi là thành lễ nghi Quốc tế ( lễ nghi Trái đất).


          Lễ nghi châu Âu, nặng về cá nhân hoặc gia đình. Người ta, đi đâu cũng ăn mặc rất kỹ lưỡng: nam thì áo khoác đen, cà vạt sơ mi, nữ thì áo đầm cắt may của những hãng nổi tiếng. Nam nữ hẹn hò thì rất lịch sự, tặng vật đắt tiền. Trong nhà bày biện rất phong lưu. Hai người vợ chồng ngồi ăn trong nhà, cũng phải mặc kỹ lưỡng, xức nước hoa, và nói lời lịch sự. Khi tham gia thể thao, thì phải có bộ đồ thể thao tương ứng, khi đi làm thì mặc veston đi làm, đi  dự dạ hội, thì mặc veston đắt tiền cầu kỳ, xe hơi sang trọng. Ở nhà thì phải vila + hồ bơi…Nhất nhất  mọi thứ đều có tuân thủ lễ nghi chặt chẽ. Ngoài lễ nghi cá nhân-gia đình, xã hội, công việc làm, thì người châu Âu để cho lễ nghi đạo giáo như ngày nghỉ, chủ nhật, đến nhà thờ nghe Đức Cha giảng đạo, đám cưới, cũng ở nhà thờ.


         Nước châu Á phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, SinGaPor, có những nét lễ nghi tương đồng với các quốc gia châu Âu phát triển khác. Họ có thêm Phật giáo,Ấn Độ giáo… các quốc gia châu Á khác như: Thái Lan, Việt Nam, MalaiSiA, Ấn Độ , PhilípPin, InĐônêsiA, có phong  cách lễ nghi  cúng Thần, Phật là chính.


         Tôi đã từng sống ở châu Âu 10 năm( 17 tuổi đến 27 tuổi). Tôi rất hạnh phúc, khi nhớ lại khoảng thời gian ở PraHa Cộng hòa Sek. Cuộc sống lễ nghi vị nhân thật là tươi đẹp (cũng phải thôi! vì tuổi trẻ đang sức lớn mà).


         Từ 1979 đến nay (2009), tôi trở về Việt Nam và sống theo cuộc sống theo lễ nghi vị Thần.


          Thực chất, ở những nước đang phát triển, sẽ kéo theo sự phiến diện giữa lễ nghi vị nhân, và lễ nghi vị Thần. Người ta nói rằng: nghèo khó, dẫn đến quần áo mặc không đẹp, không gian lễ nghi không đẹp- không tồn tại dạ hội khiêu vũ, và các dạ hội thể thao nghiệp dư. Khi người ta nghèo, thì người ta đi cúng cầu cho giàu có, mong các vị Thần giúp sức, may ra giàu có?…do đó, lễ hội chùa đình ở Việt Nam:


         Ngoài sính lễ nghi thần thánh ra, còn có việc xin được nhiều tiền bạc, cho mình và cho gia đình. Ở Việt nam, thờ cúng thần linh rất phong phú. Dân ta có theå theo Công Giáo, đaọ Tin Lành, theo Phật Giáo, hoặc theo cả Đạo Hồi. Tuy nhiên, Đạo Phật chiếm tỷ lệ khoảng 70%, Công Giáo khoảng 20%. Trong phân tích, thế nào là lễ nghi thì chính đạo? Công Giáo chủ trương: Đức Chúa là duy nhất, còn toàn bộ nhân loại hãy sống thương yêu nhau, đùm bọc và bảo vệ xã hội mà Đức Chúa tạo ra. Chính công giáo đã chủ trương vị nhân: mọi người vì một người, một người vì mọi người- Và chính lễ nghi vị nhân, đã sinh ra sự tôn sùng Đức Chúa. Đó là một sự tỏa sáng vĩ đại, làm cho Công Giáo chiếm hơn một nửa dân số thế giới.