Kết luận

Có nhiều người sẽ không đam mê được sống trường sinh bởi vì cuộc sống sơ khai thích nghi hơn. Hoặc giả cuộc sống văn minh thích nghi hơn. Đó chính là tâm lý cam chịu của loài người nói chung, sự nhẫn nại đó được dẫn dắt bởi các quy định tuổi tác của loài người ngày nay. Cũng chính vì vậy mà tôi nói: ai muốn thâm nhập Đại học trường sinh thì phải có lòng tin tuyệt đối và đam mê học khoa học này. Lòng tin và sự đam mê học hỏi sẽ dẫn bạn vào từng dòng chữ, câu nói, cách lập luận và len lỏi vào các kỳ dị liên tiếp. Ta sẽ nhận thấy sự tiến hoá trong các lập luận thông tin tuy giản dị nhưng dẫn giải bất ngờ. Hãy cố gắng suy tư để hiểu rõ ý tứ căn nguyên. Hãy cảm nhận về những ý tốt, điều ngay thật và không nên hiểu lệch lạc vấn đề.


Ngày xưa, người Ấn Độ, Trung Hoa, người Ả Rập đã hun đúc ra khí công, yoga, thiền học và đưa các môn này vào cuộc sống tâm linh của con người, đưa con người thăng hoa đi vào say sưa đạo. Trải qua hàng ngàn năm văn hoá và suy tư khí công cũng chỉ đem lại niềm sản khoái khoẻ mạnh chữa được một số bệnh tật để sống được tốt hơn, cảm nhận cuộc sống vui tươi hơn, sức khoẻ được bảo vệ tốt hơn một ít. Tuy nhiên, tuổi tác con người không nhờ đó mà được nhiều hơn sức khoẻ con người. Không nhờ đó mà trường tồn. Cho đến hôm nay, định nghĩa về khí công, yoga, thiền học được quy định lại. Chính những môn học sẽ là công cụ để chuyển hoá lý thuyết trường sinh thăng hoa. Từ nhiều kiến thức phức hợp để chuyển vào các lập luận định hướng nhằm cải tạo quá trình sống, trao đổi chất trong cơ thể của ta, dùng khí công vận chuyển nguồn năng lượng kỹ năng vận hành trong cơ thể nhằm bù đắp thiếu hụt trong trao đổi chất và năng lượng cơ thể. Cải tạo phương pháp trao đổi chất và năng lượng đó trong từng giờ, từng ngày xuyên qua tháng nam mãi mãi sẽ được cơ thể ghi nhận lại khuynh hướng, phương pháp và cuối cùng phương pháp đó được khắc ghi trong trí nhớ của cơ thể ta. Trí nhớ đó sẽ vĩnh cửu và có khả năng di truyền cho thế hệ mai sau.


Cuộc cải hoá cơ thể giống như cuộc đấu tranh dành lấy tuổi trẻ trong từng ngày, từng phút, ngày tháng năm. Đó là công cuộc tự cải tiến các khiếm khuyết của cơ thể ta, tự cải tiến các thông tin cổ điển đang hằng sâu trong nhiễm sắc thể cơ thể ta. Tạo ra những sự tiến hoá thăng hoa về sự sống còn mãnh liệt từng chút một, từng việc một. Thay đổi quá trình suy tàn của cơ thể ta trong vòng 100 năm thành quá trình suy tàn kéo dài hơn gấp nhiều lần (200 năm hoặc nhiều trăm năm). Ước nguyện của Đại học Trường Sinh là công cuộc chuyển hoá 100% cơ thể, điều đó sẽ giành cho tương lai không xa về lý thuyết chuyển hoá 100% cơ thể con người nhằm tạo ra cuộc sống vĩnh hằng, tất cả chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ cho vấn đề đó ngay từ hôm nay. Chúng ta bị phụ thuộc vào nền khoa học cao hơn mức độ ngày nay. Lý thuyết nào sẽ chỉ ra rằng tế bào sẽ phân đôi vĩnh cửu chứ không giới hạn ở một số lần nhất định. Sự cài đặt chặt chẽ và đầy đủ thông tin, thậm chí cải tiến tốt hơn ở những phân bào các lần sau.


Lý thuyết sẽ chỉ ra rằng hệ thần kinh không bị thoái hoá mà cơ thể tái tạo lại tốt hơn trước và ngày một tốt hơn lên?


Lý thuyết nào chỉ ra rằng các mô sẽ làm nhiệm vụ dây chằng, cốt lõi về xương, gân, thần kinh đều được chuyển hoá hết để dần được thay thế  bằng một tương tự dẻo dai mới.


Lý thuyết nào đưa con người vào trường sinh tuổi trẻ vĩnh hằng?


Lý thuyết nào chuyển hoá con người thành thần tiên có thể biến hoá giữa vật thể và khí hoặc giả vật thể sinh vật thở oxi chuyển thành vật thể sinh vật thở bằng nhiên liệu lấy từ vũ trụ.


Đồng nghĩa với tất cả các chuyển đổi đó là sự thay đổi vốn sống của loài người dẫn đến sự thay đổi toàn xã hội loài người. Sự thay đổi đó không phải cùng một lúc mà xảy ra từng cụm người, từng cụm dân tộc, cụm liên kết dân tộc và sự xen kẽ tiến hoá trong xã hội loài người cũng giống như sự cạnh tranh sinh tồn tự hoàn thiện sao cho thích nghi nhất, hài hoà nhất.