Uốn nắn lập luận có tổ chức và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tồn đọng khó khăn

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên vấp phải những điều nan giải tưởng chừng không vượt qua nổi. Nhiều khi sự ưu tư đau đớn che lấp trí thông minh. Nhiều khi ta ước gì là ta đang sống ở một tháng sau, một năm sau để tránh bỏ việc nan giải hôm nay. Nhiều người đã không giải quyết được việc nan giải đó đã tự tìm vào quên lãng men say hay bỏ trốn thực tại, và rồi điều gì đến sẽ đến hậu quả khó lường ta đã gánh chịu những điều rủi mà ta đã có thể tránh khỏi. Bởi vậy, không nên né tránh sự việc khôn lường đó mà im lặng tìm cách giải quyết vấn đề.


Đầu tiên, hãy phân tích hết về việc đó gọi là trải việc ra với mọi dữ liệu hiện có. Phân tích toàn bộ nguyên nhân liên quan một cách thật khách quan, sau đó đặt ra toàn bộ các giải pháp có thể có từ giải pháp tối ưu nhất đến các giải pháp tiêu cực nhất. Phân tích toàn bộ các dữ liệu cho từng giải pháp một. Khi đã có một tập hợp các giải pháp ta sẽ lựa chọn một giải pháp phù hợp nhất, quyết định chọn một giải pháp nào đó đồng thời cũng kèm theo một hy sinh nào đó vì không thể vì mình mãi mãi được. Sự cộng hưởng của cuộc sống là một mối liên quan rộng lớn, bạn bè, khách hàng, người thân, thời gian, những ngang trái của ai đó của dĩ vãng để lại, của bất đồng ý thức, kiến thức … Tóm lại, môi trường mà ta đang sống khắc nghiệt truy nã ta, làm sao đây để hoà mình lại vào chính môi trường đó. Một đứa trẻ được gia đình nâng niu kỳ vọng, bố mẹ nó những mong, mai sau sẽ nhờ vả nó vì nó thông minh học giỏi, làm lớn, kiếm được nhiều tiền bạc … bố mẹ nó cho nó đi học thêm giờ lo tiền cho giáo viên để con mình được chiếu cố dạy dỗ hơn những đứa con trẻ khác … Tuy nhiên, không phải ai cũng có một trí não thông minh, không phải ai cũng có cùng một hoàn cảnh, môi trường sống như nhau. Vì một lý do nào đó đứa trẻ học dốt đi, nhận được điểm xấu nó bị khiển trách tại trường. Khi về nhà nó xấu hổ tủi hận, vì bố mẹ nó không chấp nhận con mình học kém. Nhiều trường hợp thương tâm xảy ra, đứa trẻ trong lúc buồn tủi bơ vơ không muốn ngắm thế giới nữa, đứa bé quyên sinh. Ai đã có lỗi ở đây? Chính là tập tính của con người trưởng thành. Xã hội loài người vừa trải qua một giai đoạn tiến hoá nhất định, loài người đã tạo ra một tập tính xã hội có nhiều thiếu sót. Xung quanh sự tôn trọng một cá thể sống, lòng nhân ái yêu thương còn có tính đố kỵ, sỉ nhục, bàng quan không thấu hiểu về tổng hoà tâm hồn. Người lớn đã bỏ quên một cá thể nhỏ bé, yếu đuối đầy cảm xúc, bỏ quên linh hồn yếu ớt thơ ngây để cho linh hồn ấy bay đi mất.


Trong gia đình thói gia trưởng được định nghĩa bởi người kiếm được nhiều tiền hơn, có thể là đàn bà có thể là đàn ông. Gia trưởng đã từng là hình mẫu của xã hội quá khứ. Tuy nhiên, đối với tương lai gia trưởng là một hình mẫu sai lầm. Bởi vì tiền bạc cơ đồ chỉ tương trưng cho phần hình thái vật chất để bảo đảm cấu tạo ra cơ thể con người, phần thứ hai cực kỳ quan trọng là linh hồn con người. Thế giới tâm linh được chuyển hóa từ vật chất, từ cơ thể người, từ năng lượng vũ trụ. Thế giới năng lượng sinh học được sinh ra từ vật chất, nhưng được tiến hóa thành khí năng lượng đảm bảo cho con người có một sức mạnh chuyển hóa tinh vi hơn, cao cấp hơn và quay lại dìu dắt chính con người … Thế giới này cần một sự đối xử công bằng, dạt dào niềm cảm thông, trìu mến. Thế giới này đòi hỏi sự hy sinh quên mình để làm cho người khác được lợi, cảm giác an toàn và hạnh phúc được nhen lên. Thực tế sự hy sinh cái tôi để đạt đến cái chung của chúng ta là một quá trình tiến hóa vươn lên. Điều đó cũng chính là ý thức cao của Đạo Hồi, Ấn Độ Giáo…


Sự vượt qua thống khổ vì người khác ví dụ như: người chồng trẻ cố gắng lắm mới kiếm được đồng tiền đem về nuôi vợ. Mấy năm sau hai người có vài đứa con anh chồng phải làm việc bằng hai anh ta vẫn không kiếm đủ tiền, anh ta suy nghĩ, tạo ra sáng kiến làm cho khoản tiền kiếm được tăng lên đủ sức bù đắp cuộc sống gia đình mình. Gia đình đó cũng như bao gia đình khác đã ổn thoả và gặp nhiều may mắn. Người đàn ông đó tự thân cảm giác hạnh phúc và bao dung, ấy là anh ta tiến gần đến cõi thần tiên. Điều mà những kẻ lười biếng không muốn làm, những kẻ nhát gan không vươn tới. Vì sợ hãi họ chạy trốn khỏi thực tế họ bỏ mặc trôi qua theo thời gian những lo sợ hèn kém. Những người khác với thói quen lao động không sợ khổ, không sợ khó cố gắng suy nghĩ sáng kiến vượt qua. Họ không chỉ nghĩ về mình mà còn gia đình bộ tộc, xã hội. Chính những người này mới có thể có cảnh quan thần tiên trong cuộc sống hiện tại, chính họ xứng đáng được đi vào thế giới của loài người bậc cao hơn, chính họ mới đủ phẩm chất học môn Đại học Trường Sinh này.


Sở dĩ những người trẻ tuổi thường gặp khó khăn trong cuộc sống, công việc hàng ngày vì họ ít kiến thức bao quát, ít kinh nghiệm sống hơn những người lớn tuổi. Người còn trẻ thì hay nhút nhát không nói oang oang giữa đám đông bằng người lớn tuổi. Nên nhớ rằng chẳng qua thời gian và trắc nghiệm đã đem lại nhiều kinh nghiệm cho người lớn tuổi.


Những người học giả như chúng ta cần phải đốt cháy giai đoạn kinh nghiệm mà thành. Cùng lúc, cố gắng nỗ lực tìm hiểu lý thuyết nghiên cứu tất cả những vấn đề khoa học ảnh hưởng xung quanh cuộc sống của chúng ta như các định luật vật lý, hóa sinh, nhân sinh, bệnh lý, động thực vật, tâm lý, trái đất, vũ trụ. Dĩ nhiên khoa học là vô biên ta chỉ cố gắng tìm hiểu những điều cần thiết nhất cho ta, điều gì ảnh hưởng đến ngành học của ta. Những kiến thức đó là phương tiện để chúng ta chọn giải pháp khắc phục một sự cố nào đó mà ta mắc phải để ta vượt qua nó và chính lúc ta vượt qua ta mới tự tin vào mình, để ta có tâm hồn ta trong sáng phấn chấn.


Mỗi người sẽ có giải pháp riêng để vượt qua khó khăn của chính bản thân mình để sau đó có thể an tâm vào thiền học.