Thời gian thường cho phép ta vào sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều tối; những người rãnh rỗi thì lúc nào cảm giác thư thái là được. Không gian thoáng mát không nóng quá, buổi tối thì đừng ngồi nơi lạnh giá. Không khí cần trong lành, không bụi bặm. Không nên ngồi trong phòng lạnh, vì ở đó không được thoáng khí lắm, trừ khi có bố trí cây xanh chậu cảnh khí hậu hài hòa thì cũng chấp nhận được.
Cũng có thể ngồi trên ghế đẩu hai chân chạm đất, tuy nhiên nên lót dưới chân tờ báo hoặc vật thể cách điện, lưng vuông góc với đùi, chân cũng gập thành góc vuông. Tuy nhiên, cơ thể phải được thả lỏng hoàn toàn tự nhiên, quần áo rộng, không ép dây lưng. Hai tay đặt lên đầu gối, ngón cái chạm vào ngón giữa. Lưỡi đặt lên vòm họng sát chân răng. Mắt nhắm hờ, răng không cắn chặt, đầu hơi ngẩng lên. Hãy nhen lên nụ cười nhẹ bâng trong tâm hồn mình, tắt các lượng ý nghĩ và thủ vào thiền học, thở 4 kỳ thật nhẹ nhàng sâu lắng. Ta hãy nhớ về 12 huyệt chính, từ số 1 đến số 7 hạ, từ số 7 đến số 12 là thăng. Tập trung ý nghĩ vào số 1, chuyển dần đến số 2, rồi số 3, số 4 … theo một tốc độ chậm chậm. Khẩu huyết lúc này là khí hải đan điền (đan điền là huyệt số 6 dưới rốn hai đốt ngón tay). Khi ta cảm nhận một cách mơ hồ là một dòng khí nhẹ đang hạ vào đan điền (6) thì ta tập trung nhìn vào đó bằng vô thức. Mắt nhắm hờ ta hãy tưởng tượng một quả cầu ánh sáng nhỏ đang phát huy. Lúc này ta sẽ có cảm giác hơi ấm ở bụng. Khí đan điền là lò lửa tập trung ở lục phủ ngũ tạn tạo ra. Dòng khí ở đây xoay vòng và tạo ra một dòng điện từ có đường kính tiếp giáp một số huyệt bên dưới nó, nên nhiều khi ta có cảm giác là khí xuyên qua lưng lên thẳng. Học sinh mới tập chỉ nên cho khí từ đan điền hạ xuống số 7, 8. Từ đây một dòng điện nóng từ từ dịch chuyển theo sống lưng đi lên cho tới đỉnh đầu, ta lại cho khí hạ xuống từ từ tới đan điền. Khi tập vận khí ta thấy trong miệng có dòng nước bọt ngọt ngào, ta hãy nuốt nó vào bụng đó là dòng nước tiên mà lần đầu tiên học sinh được nếm qua.
Khi đang tập ta cảm giác nóng, tiết mồ hôi thì nên trở về trạng thái thiền tỉnh không vận khí nữa. Nếu thấy buồn nôn chống mặt là ngưng tập ngay chuyển qua tập bài thể dụng phổ thông hoặc giả tưới hoa, đá cầu. Sở dĩ có những cảm giác khó chịu là do cơ thể bị căng thẳng cơ và sự chống đối của con người với một cái gì đó mới. Sự xung khắc nho nhỏ đó cần phải được hiểu biết cụ thể và tự khắc phục.
Trong lúc tập vận khí công chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều lúc lạ trong hành vi tư tưởng của mình, giống như ta dần xuyên qua moat không gian khác. Từ không gian quen thuộc mà ta đang sống chuyển qua không gian biến đổi từ phong cách, quan điểm về xã hội, bạn bè, gia đình. Đó là một thế giới mới rất gần vớí xứ sở của thần tiên mà ai cũng ước mơ.
5.1 Làm quen với người bạn mới:
Dĩ nhiên người bạn ở đây là mới sinh ra trong người học sinh, một khi dòng khí tiên thiên bắt đầu chảy qua cơ thể. Thực ra nó chính là đứa con của chính mình sinh ra nhưng là đứa con hộ mệnh của mình. Đó là một vị thần, một đứa con, một người bạn, một người thầy dạy mình phải làm quen với tập tục mới.
5.2 Làm quen với cơn đói bụng:
Thật đói bụng không phải lúc nào cũng là tín hiệu tốt đẹp. Vì người càng mập càng quen ăn nhiều và càng ăn nhiều càng mập. Khi ta chuyển dịch một dòng khí trong người thì dòng khí đó sẽ mạnh mẽ nếu như ta không no quá. Nói cách khác đi là khi chuẩn bị đói ta chuyển dịch dòng khí tốt nhất. Ấy là vì năng lượng trong con người sinh ra từ những kho dự trữ torng lục phủ ngũ tạng, từ ruột non đến thận, lá lách tim phổi, dạ dày tủy sống và não bộ. Khi cơ thể no bụng, tất cả những “cơ sở” trong con người phải hoạt động điều tiết hóa học tiêu hóa thức ăn và phân phối các nơi. Như vậy, khi ta no dòng khí sẽ yếu đi.
Trong xã hội ngày nay, nhiều người đã ăn vượt định mức so với tỷ trọng của mình. Đáng lẽ anh ta (cô ta) chỉ nặng 60 kg là đủ thì lại nặng tới 70 kg. Từ đó cơ thể cần thêm một số thức ăn nhất định để nuôi sống 10 kg thêm đó. Lục phủ ngũ tạng phải làm việc nhiều hơn, trong khi con người đó sẽ cảm thấy yếu hơn vì phải tải thâm 10 kg, yếu về lực, cơ bắp và yếu về bệnh lý sau khi cơ thể làm việc quá nhiều. Cái đói của người đó suy cho cùng thì nên vượt qua mà không cần ăn gì cả, có thể chỉ cần uống ly nước là đủ.
Thực ra, khi vận công ta sẽ cảm giác không đói. Năng lượng của cơ thể đang tiềm tàng dưới dạng vật chất nằm trong cở thể sẽ được thanh hóa, nó là quá trình xúc tác phân giải chuyển hóa Hyđro giải phóng khí oxy và giải phóng điện tích sinh học tạo ra dòng điện. Quá trình vận chuyển của dòng khí sinh học đến đâu sẽ phân tích Hydro, H2O đến đó. Oxy sẽ nằm lại trong tế bào mà dòng khí đi qua giống như một sự nuôi dưỡng thứ 2. Quá trình vận khí sẽ làm cơ thể ta nóng lên hơn người bình thường 0,50C cho đến 10C. Khi năng lượng vận động (dòng điện sinh học), nó đánh động quá trình chuyển hóa của cơ thể lên một chút và tăng cường bài tiết. Ta có thể cảm giác bụng đầy hơi đánh dấm liên tục, cơ thể nóng rang, mồ hôi đầm đìa. Quá trình thanh hóa cơ thể đó đã vượt qua sự ổn định tiềm ẩn nơi ADN điều tiết cơ thể người làm cho cơ thể phải vượt qua một sự đối kháng nào đó cho đến khi thích nghi với cái tốt hơn, hay hơn. Rồi đây cơn đói bụng sẽ hợp lý hơn vì ta không thấy đói nhiều nữa.
5.3 Làm quen với một chính khách hoàn hảo:
Ta hãy hiểu chính khách hoàn hảo là một nhân vật chính trực cao cả giống như một vị thánh, Đức Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Chúa Trời, Đứa Thánh Ala, nhà tiên tri … Như vậy, họ là hoàn hảo còn ta chưa hoàn hảo. Vì ta vẫn ganh ghét, vì ta vẫn tham lam, thích buông thả ăn chơi, bạn bè trác táng, vì ta tàn bạo và bao nhiêu tật xấu ở con người vẫn không kể hết. Tuy nhiên, một khi bước vào thiền học và tiến lên luyện công thì mọi ý nghĩ cảm súc và mọi hành động của ta dần dần được trong sáng đúng mực. Ý thức của sự công bằng danh dự vị tha và tình yêu thương bao hàm dành cho tất cả chung quanh ta. Vì sao ta có thể thay đổi được như thế? Bởi vì khi luyện khí công là ta tự đưa mình vào Đúng và xóa hết điều Sai. Đúng như số 0,1. Đúng như cấu tạo phân tử vô cơ, hữu cơ và các thể tồn tại của nó, như một con người đang tồn tại không ai có thể giống người đó được, không ăn dùm, uống dùm, không thể học tập suy nghĩ dùm, cũng như hiện thân đó từ sinh thành đến khi chết đi đó là đúng và không thay thế được. Có hàng tỷ điều đúng liên tục trong vũ trụ bao la và cuối cùng đã sinh ra Đúng – đó là con người. Còn Giăng – Van – Giăng (những người khốn khổ) đã ăn cướp một đồng tiền của một cậu bé thợ thông ống khói và cái đúng đã truy tìm ông ta trong suốt cuộc đời còn lại đến nỗi tất cả những hành động yêu thương khác cũng không bù đắp được.
Tuy nhiên, không ai có thể là hoàn hảo. Bởi vì con người chỉ hoàn hảo phần nào đó trong không gian và thời gian bao la. Con người đang đặt ra luận lý xã hội, luật pháp xã hội, hiến pháp nhà nước, luân lý gia đình, luân lý trong làm ăn kinh doanh, nhưng cũng chính con người trong giai đoạn hoàn thiện đã thay đổi tất cả các luân lý đó.
Trong thiền học, khí đạo học chân lý là vô biên trong đó chứa đựng tất cả chúng ta và tư tưởng của chúng ta, tất cả trái đất, hệ mặt trời, tất cả các vì sao, hệ thiên hà, tất cả các vật thể vũ trụ tồn tại dạng đậm đặc hoặc rất loãng dưới dạng vật chất vô thức. Nếu vật chất vô cơ trong giai đoạn tiến hóa ngẫu nhiên xác suất đúng một tỷ lần đã sinh ra con người. Vậy thì cái gì điều gì đã xảy ra như thế? Có phải có một ý thức trước đó sinh ra môi trường tiến hóa có định hướng rồi không? Có phải trước vụ nổ BingBang đã tồn tại một trường năng lượng siêu việc có ý thức? Và cho đến khi loài người của tương lai xa xôi sẽ bắt đầu tạo ra một trường năng lượng ý thức trước khi vũ trụ quay trở được một vòng vĩ đạo của nó.
5.4 Làm quen với một chính khách có tư tưởng tự do:
Một người chồng tốt thường làm tốt các công việc nhỏ như sáng đưa con đi học, chiều về nhà xem tivi, đi tắm rửa ăn cơm cùng gia đình. Đó là một điều đúng. Tuy rằng, sau khi thực hiện một ngàn lần những việc đúng thì anh ta sẽ làm một điều sai là hẹn hò và đi chơi với một người bạn gái khác. Hoặc giả anh ta về muộn và cùng bạn bè đi ăn uống và nói dối tới khuya mới về. Những việc ấy rất nhiều, trên góc độ xã hội học đó là những điều cần hạn chế. Khi đi sâu vào tâm sinh học, từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ thấy đúng không sai và sai không sai. Trước đây, chúng ta đã đề cập đến vấn đề là trong gia đình là không nên tồn tại tính gia trưởng. Sự phát triển hai nhân cách nam, nữ hợp thành gia đình theo năm tháng đã trải qua quá trình tiến hóa sinh học, quá trình cảm nhận về xã hội học, tinh thần và vật chất so sánh đã làm biến thiên về cảm xúc ban đầu. Để bảo vệ gia đình đó cần phải thấu hiểu nguyên lý vị tha tôn trọng người bạn của mình. Tình cảm là nguồn gốc của ý thức nếu không còn tình yêu thương nồng thắm ban đầu thì còn tình cảm tôn trọng bạn hữu ban đầu, trách nhiệm nuôi sống con và trách nhiệm kiếm tiền nuôi sống gia đình, trách nhiệm xây tổ ấm gia đình. Sự ra đi một phần của người đàn ông hay đàn bà trong gia đình là để bù đắp tinh thần riêng đang thiếu, là để hoàn thiện trường năng lượng so sánh giữa cá nhân xã hội.
Khi ta liên tục đi vào trong khí công thiền tông ta luôn sống gần gũi với khoảng trống vô biên và ta luôn định hướng cho dòng chảy trong khoảng trống đó. Đó là ý thức tự do có định hướng và đó là chuẩn mực của Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp. Sự mạnh khỏe của đạo pháp này không tính tuổi (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) người già cả 70 tuổi trông vẫn có thể tựa như 50 tuổi và vẫn mạnh mẽ như người 40 tuổi. Ấy là do phong cách sống sự phụ thuộc vào gia đình xã hội, những định kiến định lượng và tôn giáo đã đẩy con người vào sự nô lệ của cuộc sống. Khí công sẽ trả lại anh sự tự do. Tình yêu cuộc sống, vượt qua trở ngại bệnh tật, trở ngại công việc làm trở ngại xã hội thoát xác và hồn nhiên trẻ trung. Khi ta liên tục định hướng dòng chảy của khí ta đã chuyển hóa tinh thành dòng khí và khí thành thần. Thận là vị trí gốc vật chất của tinh như quá trình hưng phấn trai gái (đực cái) ở mức độ tột đỉnh đã hun đúc các vật chất khác trong toàn bộ cơ thể lục phủ ngủ tạng, thần kinh não bộ, thần kinh sống lưng, thần kinh tứ chi tạo ra một dòng khí điện sinh học mang toàn bộ thông tin về thời gian sức khỏe của hai người kết hợp lại. Một bên là trứng phóng vào phễu dẫn, một bên đột biến hình thành một tập hợp tinh trùng có độ xác suất mạnh mẽ ngẫu nhiên cao độ và đó là nguồn gốc của chúng ta. Bởi vậy mọi ý thức về sinh sản vô tính đều không có căn cứ.
Khi chúng ta luyện công phu chúng ta đã dùng tinh hoa của cơ thể dẫn đạo trong cơ thể theo một định hướng nhất định dòng điện sinh học đó gọi là khí. Một người mới luyện tập khí thì định thần mới luyện khí được, người đã luyện thành thục thì đi, đứng, nằm, ngồi luồng khí vẫn sinh ra, nếu ta vẫn định liên tục mọi lúc mọi nơi. Điều đó gọi là ung dung điềm tĩnh. Quá trình chuyển hóa năng lượng một lần nữa như vậy gọi là hơi thở thức hai. Tuy nhiên, con người sinh ra là một động vật đến một thời khắc nào đó sự cộng hưởng của quá trình cần phải xuất tinh và phải rụng trứng đã luôn luôn đưa hai người nam – nữ về với nhau và đó là đạo pháp thần tiên. Và như thế con người đã tôn trọng luật lệ của khoa học đúng. Quá trình trẻ hóa, tự do, sức khỏe và sự tôn trọng lẫn nhau đã đưa con người đến một góc độ khác hoàn hảo hơn. Càng hoàn hảo hơn nữa khi chúng ta chuyển đổi kiến thức bỏ cũ lấy mới và sáng tạo mới hơn. Vòng luân chuyển về với không không là chúng ta sẽ biến sinh – sống – chết – sinh thành ra sinh – thành – sinh, biến tình cảm và ý chí thành hiện thực mong muốn, biến xã hội trắc trở thành xã hội tươi đẹp. Chính điều đó chúng ta đưa cõi niết bàn đến cho loài người và biến loài người thành ra thần tiên.
5.5 Luôn có một bác sĩ bên mình:
Chúng ta về cơ thể là toàn phần động vật, trong đó chừng 20% là thực vật. Hệ động thực vật là một hệ thống đang hoàn thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, đã có một bác sĩ bên mình, một học sinh trường sinh học luôn là một bác sĩ tổng quát giỏi. Thứ nhất, anh ta biết luyện cách thở cho đúng, biết luyện tinh thần cho thông thoáng tao nhã, biết day ấn huyệt đạo quan trọng nhất, có kiết thức kỹ thuật cao cấp và luôn thay đổi theo thời gian và hiện đại hóa kiến thức của mình liên tục.
Chúng ta biết thuật âm dương, vận khí âm dương, điều thần điều tức, nội tiết tố hài hòa. Chúng ta sẽ biết hơi thở thứ hai và thức ba. Trong quá trình thanh hóa cơ thể chúng ta đã tự ổn định lục phủ ngũ tạng. Trong quá trình thể thao chúng ta đã đưa cơ thể luôn hoạt động và chuyển đổi bài tiết tiệm cận đến toàn phần – có nghĩa là một cỗ máy vĩnh cửu.Với một nhà kỹ thuật siêu việt, quản lý kinh tế tuyệt vời, một nhà thông tin tiên tiến nhất.
Thực tế, sau ngần ấy năm miệt mài Đại học Trường Sinh và một đại học nào đó để hành nghề làm ăn sinh sống quá trình trưởng thành về kiến thức là không thể tin nổi sự vượt bậc của nó, là do sự minh mẫn đầy sáng tạo của quá trình chuyển về không không đi tiếp và lại chuyển về không không đi tiếp. Quá trình thống nhất năng lượng riêng trong môi trường chung vĩ đại, một khi đã hình thành sẽ đưa chúng ta tiến tới sáng tạo, sáng tạo và đột biến đến kỳ ảo …
Quá trình tìm hiểu về tiến hóa trạng thái động thực vật ở con người trong đại học trường sinh sẽ đưa chúng ta vào những lĩnh vực khoa học tinh vi, ví dụ như phương tiện bay hài hòa với trường năng lượng người và đảm bảo an toàn 100%. Quá trình nhân bản hợp theo sự sống nhưng có định hướng như một chương trình kép giữa ADN người và hệ điều tiết trường sinh học với kỹ thuật điều khiển hạ nguyên tử.
Qua một số những cao vọng mà chúng ta đã nêu trên; khi trở lại với hiện thực, tôi thấy rằng ngày hôm nay những cá nhân uyên bác của học thuyết Trường Sinh thường là với nhiều tài năng và có thể làm nhiều việc khác nhau mà việc này không ảnh hưởng việc kia.
5.6 Có một đứa trẻ hồn nhiên thái quá:
Quả thật là kỳ dị khi bạn đã là 50 tuổi nhưng tâm hồn và phong cách lại như một người trẻ tuổi. Sự quay lại tuổi thơ của quá trình chuyển đến không không đã làm cho chúng ta (người lớn) từ từ bị thấm nhuần phong cách trẻ, như là: thể dục thể thao, thích tụ tập bạn bè nói dóc, chơi với những bạn thanh niên khác mà không mặc cảm. Tự nhiên học trò sẽ trở thành kỳ dị trong lứa tuổi của mình. Cuộc tranh đấu giữa già và trẻ luôn diễn ra trong con người của học trò trường sinh. Có lúc người ta thấy bạn lớn lao uyên bác thông thái hơn lứa tuổi thật của bạn, có lúc người ta thấy bạn thật hồn nhiên trẻ hơn nhiều so với tuổi học trò, người ta hiểu rằng đó làm một điều tiến hóa. Sự xung đột không chỉ trong phong thái và tập tính, trong đời sống xã hội hàng ngày mà sự xung đột diễn ra trong cơ thể, mạch máu, thần kinh vô cơ …
Sự xung đột giữa tuổi trẻ và tuổi già thực ra là một sự kết hợp hòa điệu giữa vô cơ và hữu cơ. Con người là hữu cơ, quá trình trở về với trẻ sơ sinh thực ra là một qua trình tiến đến trạng thái hư không, trạng thái của trường năng lượng vô cơ (trường năng lượng vũ trụ) con người chuyển từ sự thích nghi hạn chế quanh mình thành sự thích nghi vũ trụ thì không có giới hạn. Lúc bấy giờ tri thức vũ trụ (mà chúng ta biết rất ít) bắt đầu nhen lên trong chính chúng ta, ngọn lửa tri thức mới sẽ khai sáng chúng ta theo một định hướng rộng hơn bao quát hơn và từ đó sự đột biến về sáng tạo và biến thiên của con người có một nhịp điệu khác, không như cũ nữa loài người đang bước vào một trang sử mới.
5.7 Một nhà khoa học về ăn uống:
Ăn và uống là những điều cực kỳ quan trọng. Chúng ta sẽ thấy những người luyện khí công thường không mập không gầy. Cái ăn của người luyện khí là âm dương hài hòa phần thịt, cá, rau, cơm (tinh bột) có tỷ trọng vừa phải. Khi vận khí giống như chúng ta tiêu hóa lại thức ăn. Một số dạng năng lượng thừa như mỡ dưới da sẽ bị đồng hóa lại tức là phân hóa thêm thành năng lượng nuôi cơ thể. Các nguồn dự trữ năng lượng trong lục phủ ngũ tạng, trong cơ, trong thần kinh thường tìm ẩn sẵn sàng được phóng thích ra nuôi sống cơ thể. Sự tích cực vận hành của động thái vận khí và kích thích hệ mạch máu, phổi tim, hoạt động từ tốn, mạnh mẽ. Dòng chảy mạch máu tăng cao nhưng tốc độ chảy giảm (huyết áp hơi thấp hơn bình thường), quá trình làm sạch tế bào trở nên hiệu quả hơn, nhịp điệu hoạt động của tế bào chậm lại nhưng quá trình thanh hóa tăng cao. Sự luân chuyển thần kinh động vật khi đạt vào hóa không tiệm cận trạng thái không không (Plazma sinh học) sẽ hình thành trong ta trường điện từ gần gũi với các vật thể vô tri, gần gũi với cây cỏ hoa lá, với nước đá và với linh hồn trong trường năng vũ trụ.
Khi người ta vận khí cái ăn chỉ còn ½ lúc bình thường chỉ cần có đủ hợp chất duy trì cấu tạo xương, thịt, da, lục phủ ngũ tạng, không cần nhiều tinh bột nữa. Vì vậy nhà khí công lúc nào cũng thừa năng lượng. Tuy nhiên, do nghề nghiệp cần làm việc nặng nhọc, thì năng lượng khí vẫn chưa đủ để làm việc đó. Những người cần dùng sức nên luyện tập khí công để không bị kiệt lực bất ngờ. Nếu một ngày nào đó chúng ta không cần ăn nữa vì đã tích lũy năng lượng từ môi trường sống (chưa lý giải được) chúng ta vẫn cần uống nước. Hiện tại chúng ta cấu tạo từ oxy, cacbon, và hydro (phần lớn) và các nguyên tố khác.
Dưới góc độ một nhà chuyên gia ăn uống, tôi khuyên các bạn nên hạn chế uống rượu mạnh tràn lan. Chúng ta chỉ nên uống một một ít rượu cho dễ tiêu hóa thôi. Tuy nhiên, bia và rượu vang thì rất bổ ích, với một nồng độ cho phép cơ thể chúng ta bài tiết bia trong vòng bốn tiếng. Quá trình lọc bia qua gan bài tiết gần hết có thể tỷ lệ như sau: 1 lít ® 1 giờ, 2 lít ® 2 giờ, 3lít ® 3 giờ, 10 lít ® 10 giờ. Trên cơ sở đó, nếu uống ít trong một khoảng thời gian dài thì cơ thể sẽ bài tiết được lượng bia đó.
Bia rượu trộn lẫn thức ăn khác là một hợp chất khó bài tiết. Cho nên cách tốt nhất là chúng ta hãy thực hiện việc ăn kiêng như người phương tây thường làm. Không nên ăn uống vô độ, ăn thật nhiều, uốn thật nhiều, làm như thế hệ bài tiết suy nghĩ không ra hợp chất hóa học tiêu hóa mớ thực phẩm đó mà cơ thể chậm tiêu hóa sẽ bị ứ đọng cặn bã một cách khủng khiếp. Đó là nguyên nhân tàn phá con người làm giảm tuổi thọ không phù hợp với thần công Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp, đi ngược đường với thế giới chúng ta. Thực ra người luyện khí công thường ít có dục vọng ăn uống, vì thường xuyên quen với sự thanh tao trong người. Quá trình liên tục vận khí cho ta không thích ăn no, mà chỉ cần một ít cho ngon.
5.8 Tóm tắt lại, luôn có một thiên thần ở trong ta:
Khi chúng ta tập thở 4 thời kỳ chúng ta quen với 2 lần nhịn thở. Một lần từ từ hít vào và một lần từ từ thở ra. Thật là giản đơn và cũng thật là kỳ diệu ở chỗ chính chúng ta phát hiện ra rằng nếu ta tạm ngưng thở thì thiên thần ở trong ta thở giùm ta. Tôi thường đi xe máy vừa khoẻ mạnh vừa dẻo dai, phải một nỗi môi trường bụi bặm rất nhiều. Tôi quen với việc là qua nơi có bụi là nhịn thở có thể nhịn qua quãng đường 1000 m. Cũng như hồi còn thanh niên, lúc đó cơ thể khoẻ mạnh tôi không biết khí công là gì, lúc đó tôi có thể lặn qua một bể bơi dài 50 m, cho đến ngày nay nếu cần tôi có thể lặn qua bể nước đó. Chính vì trong cơ thể 50 tuổi của tôi có một thiên thần hộ mệnh thở giùm mình. Người đó có tiềm năng là một người bạn mới, một chính khách hoàn hảo, một con người tự do một bác sĩ thông thái, nhà kỷ luật siêu việt, nhà quản lý kinh tế, một nhà thông tin, một đứa trẻ hồn nhiên và một nhà khoa học về ăn uống. Nói tóm lại, đó là một linh hồn thần linh hộ mệnh cho ta, là đức chúa trời, là thần Zew, là Phật Tổ Như Lai, Phật Bà Quan Âm, đó là Đấng tiên tri sáng tạo – Thánh Ala. Đó là sự hòa quyện của ta và vũ trụ, thánh thần ở trong ta và ta cũng chính là hiện thân của hào quang vũ trụ. Giữa cái không có gì (con người) và vũ trụ bao la cũng chỉ là một mà thôi.
5.9 Công pháp Tiểu Châu Thiên mở rộng:
Thực ra Tiểu Châu Thiên còn gọi là đạo thiền công, đan điền là huyệt nằm dưới rốn 2 đốt ngón tay. Đan điền công thường áp dung cho nam giới. Nữ giới sợ ảnh hưởng dạ con khi luyện công nên có thể dùng huyệt số (5), vùng ngực ngang tim. Đây là khu vực nối liền giữa tim và phổi, ức, cuốn dạ dày và phần trên của gan. Sau lưng là huyệt số (10 – 11) là búi thần kinh xương sống, be sườn hai tay và hội tụ từ ót xuống. Khu này rất quan trọng có thể trở thành điểm tập hợp năng lượng lớn. Thực ra, khi vận khí trước hạ sau thăng ta có thể cho dừng lại ở đan điền để quy tụ khí hải cho mạnh mẽ. Dòng khí tại đan điền được hồi bởi hai tập hợp lực. Một là từ đại não qua mắt, miệng, tim, phổi, gan, dạ dày tụ lại. Hai là từ huyệt số (7 – 8 – 9) đi vòng qua lưng trở về đan điền. Đó là năng lượng của ruột tinh hoàn – họa âm – thận và hai chân dòng khí hải, từ trên xuống dưới lên sẽ tạo ra một nguồn âm dương hài hòa mạnh mẽ. Chúng ta tiếp tục cho các dòng chảy từ trên xuống dưới cho đến một lúc thấy nóng ở đan điền. Lúc này ta bắt đầu dồn xuống hội âm (giữa tinh hoàn và hậu môn) và chúng ta hoàn toàn cảm nhận năng lượng (ấm, nóng) tại xương cùng nguồn châu hỏa bốc lên theo dọc sống lưng qua (8 – 9 – 10 – 11 – 12 – 13 ) và lên lại đỉnh đầu.
Thực ra ý thức của chúng ta cho dòng chảy năng lượng trước hạ sau thăng. Chúng ta cũng chỉ tạm nghĩ như vậy bản năng của hội tụ năng lượng nhiều khi không theo cách đó dòng năng lượng có thể tập trung rất khó. Trong đó, có cả quá trình từ đan điền ngược lên gan, dạ dày tỳ vị, phổi tim và trả về đan điền. Chúng ta chỉ dùng ý dòng chảy chính. Chúng ta không lãnh đạo tất cả ý thức của ta chỉ là bạn của sự điều tiết nội bộ không thái hóa, không câu nệ chằn ép. Nếu tự thấy hai cá nhân trong ta xung khắc thì lập tức hóa an nguy trở về trạng thái ung dung lắng đọng trạng thái vô thần điều hòa hơi thở và tắt nguồn năng lượng. Nhiều khi huy động năng lượng 20 phút nhưng hóa an mất 30 phút. Người Trung Hoa hay phát động thành một số động tác thể dục để cốt thông thương huyệt đạo. Bắt chước loài chim thú vươn vai sãi cánh, lượn vòng, vồ mồi, co duỗi chẳng qua là làm hòa điệu khoảng thời gian ngồi yên lặng. Khi mà dòng khí thái hóa chảy qua các huyệt đạo làm các khu vực này không bình thường, quá trình trao đổi chất cũng hưng phấn hơn trong khi cơ thể không hoạt động nhiều sinh ra tăng nhiệt và tích lũy thêm một số hợp chất khác cho nên sau khi bất động ta phải động. Trong sự yên trí tĩnh lặng vận khí sẽ đem đến hiệu quả nhanh hơn là vừa hình thành các động tác vừa vận khí thì nhất thiết người luyện công theo phương pháp tĩnh sau đó phải tập thể dục thể thao thường xuyên. Chính cơ thể cho phép chúng ta như vậy. Đó là điều các học sinh không được phép lãng quên.
Như những phần trước đây tôi đã trình bày, quá trình vận khí tiểu châu thiên có thể ngược lại tức là từ đỉnh đầu chạy xuống dọc sống lưng qua hội âm đi ra phía trước vào đan điền và đi lên. Thông thường khi qua hội âm ta nên thắt cơ hậu môn cho mạch này thông thoáng cũng như khi đi đến miệng lưỡi ta luôn đặt lên vòm họng sát chân răng để nối năng lượng với bách hội (đỉnh đầu). Những người có cảm giác nhạy bén có thể hiểu được sự hòa điệu âm dương, quá trình dòng khí đi ngược cũng chỉ nên phát đông vừa phải. Nếu thấy không vui thì lại bắt đầu như cũ.
Công pháp Tiểu Châu Thiên xuất phát từ Trung Quốc rất tương đồng với chuyển pháp luân xa Ấn Độ. Thực chất quá trình dùng ý hóa khí và dẫn truyền trong người là một phương pháp tương đồng. Sức mạnh của khí công không so sánh được giữa hai công pháp. Sức mạnh đó tuỳ thuộc vào nhà vận khí và khả năng kỳ diệu của từng người. Chung quy đều thống nhất ở quá trình sinh khí như sau : Ý thức vận khí – thức tĩnh các trung tâm khí – vận chuyển dòng khí theo chiều nhất định – sửa chữa những khu vực dồn khí chính – những kênh dẫn khí trên đường đi của nó – hoàn thiện tổng hòa cơ thể và trường năng lượng bao quát tích luỹ thế năng năng lượng – sử dụng năng lượng tự chữa bệnh hoặc chữa bệnh cho người khác.
Chúng ta đều biết rằng trong quá trình sinh tồn động vật nói riêng và loài người nói chung đều phải có qúa trình sinh sản lưỡng tính – đực và cái. Trong một cuộc giao hoạn nồng ấm và mạnh mẽ khí của lục phủ ngũ tạng đem theo thông tin định hình đã tự dồn lại vào những tế bào mầm tinh trùng, bên phía nữ cũng trong cơn phấn khích cao độ đã kích thích quả trứng đủ chín để được bắn ra rơi chúng phễu dẫn trứng quá trình trên đây tạo ra một sinh thể mạnh nhất trong lúc hoạn ca âm – dương (nam – nữ).
Chúng ta vẫn nói nôm na : tinh sinh khí – khí sinh thần – thần hoàn hư. Quá trình sinh ra tinh ở người đàn ông là một quá trình bắt buộc ở thế tái tạo nòi giống, quá trình đó không thể tái tạo được không thể ngăn chặn được, chúng ta chỉ lợi dụng nó để duy trì tái tạo năng lượng cho cơ thể. Quá trình tiết dục liên tục của con người dẫn đến sự suy yếu rất nguy hiểm. Mất tinh – yếu khí – hại thần đó là cách nói nôm na thực chất là quá trình tiết dục đã mất mát mỗi lần khoảng 5 triệu tế bào mầm, tế bào này mang theo trí lực của lục phủ ngũ tạng và mang theo một phần dự trữ ADN cực kỳ quan trọng, vì đó là dòng ADN đầy đủ nhất, ưu tú nhất, thống nhất và toàn thể.
Tuy nhiên, không thể tiết dục hoàn toàn ở cơ thể con người được. Chúng ta chỉ có thể lưu chuyển dòng tinh khí trong một thời hạn nhất định mà thôi. Quá trình tái tạo con người vẫn định nghĩa rằng đã đến lúc không dừng lại được nữa. Có nghĩa là thế hệ tinh hoa này bắt buộc phải phóng thích ra khỏi cơ thể tuân thủ theo một cơ chế tổng hoà của sinh vật chúng ta. Để tiết chế sinh lý, chúng ta cần có học thuật phòng trúng thuật mà tôi sẽ phân tích sau này.
Hệ luân xa của Ấn Độ là một giải pháp khí công mở rộng nó khó bởi vì nó không nói rõ vòng tuần hoàn nhất định. Sự quán tưởng ý thức tới từng vùng nhất định giống như từng quá trình quán tưởng dồn khí vào vị trí của khí công. Khi từng vị trí mạnh lên thì nó sẽ được nối thông lại và đi từ xương cùng lên tới đỉnh đầu gọi là quá trình hợp khí.
Vị trí xương cùng: gọi là Maladhra, dưới chóp xương sống ta gọi là bông sen 4 cánh khai mở. Khi bắt đầu dồn khí vào đó, ta thấy nóng lên, khí dẫn lan lên trên. Huyệt này là tín hiệu đầu tiên của luồng hoả xa dâng tràn. Trong khí công đây là huyệt trường cường số 7 – điểm cuối cùng của mạch đốc.
Điểm thứ 2: gọi là Svadischtana, khi khí tụ tại đây sẽ khai mở hoa sen 6 cánh. Điểm này tương ứng với bộ phận sinh dục, gần với huyệt hội âm số 7. Khi khai mở huyệt này người sẽ thấy nhẹ nhàng vượt qua sắc giới, thân pháp bay bổng.
Điểm thứ 3: gọi là Manipura, vị trí sát dưới rốn gần với đan điền công. Khí hải từ nhẹ bổng đến thư thái, đó là tinh khí của sự sống là hợp khí của ruột non, gan và thận. Nếu thành công thì con người tạo nên thần thông am hiểu ý nghĩ, quá khứ, vị lai,
Điểm thứ 4: gọi là Svadhishana, vị trí trên rốn gần ức tương ứng với lá lách, dạ dày, tụy. Tương ứng với vị trí và tỳ khí. Trạng thái hòa tan vào không gian xuất, nhập và vô hình.
Điểm thứ 5: gọi là bông sen một cánh nằm giữa ngực, vị trí quả tim. Thành công ở luân xa này khiến con người hiểu biết thông cảm với mọi người che trở cho lương tâm và thống khổ của con người.
Điểm thứ 6: gọi là Vischada, nằm tại yết hầu gần huyệt thiên đốt mạch nhâm, phát động luân xa này sẽ cho ta có đôi tai thích nghe xa những âm thanh dù nhỏ bé. Luân xa này tương thích với phế khí.
Điểm thứ 7: gọi là Ajna, nằm giữa hai lông mày, là bông sen 2 cánh. Vị trí luân xa này nằm ở huyệt ấn đường trên mạch đốc phát dòng luân xa này có thể nhìn thấy tất cả gọi là thiên nhãn thông. Có thể điều khiển ý nghĩ của người khác giống như một sự thông cảm sâu sắc có định hướng khuyên bảo.
Điểm thứ 8: gọi là Sahasrara, là bông sen 1000 cánh vị trí này tương ứng với huyệt bách hội và tứ thần thông thuộc mạch đốc, khi huyệt này đã khai mở con người sẽ trở nên thần thông, hiểu biết quá khứ, hiện tại, vị lai và càng khôn vũ trụ, người Trung Hoa gọi việc này là người biết thần công.
Điểm thứ 9: gọi là Mulhadhara, là bông sen 100 cánh, vị trí tương ứng huyệt mệnh môn thuộc mạch đốc, vị trí giữa xương hông và đốt sống lưng. Khi luân xa khai mở con người được cải lão hoàn đồng, vô bệnh tật, tự trở nên dẻo dai khỏe mạnh.