Là một phương pháp thức tỉnh dòng điện sinh vật cao cho phát huy theo hệ kinh lạc tuần hoàn nhất định duy trì sự ổn định khỏe mạnh của lục phủ ngũ tạng và biến chúng thành những bình chứa năng lượng sinh học (năng lượng khí học). Hơi thở khí công gọi là hơi thở thứ hai tạo cho con người một sức mạnh kép.
Quá trình đồng hóa thức ăn, uống và hít oxy của con người được thanh hóa nhờ hơi thở thứ hai – nói cách khác hơi thở thứ hai giúp con người thanh hóa vật chất tích lũy hàng ngày và thu thập thêm năng lượng vũ trụ vào cơ thể người như là các hạt vũ trụ mang năng lượng nào đó (hơi thở thư 3).
Bản chất của Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp là tổng hợp học thuật của luyện khí công – luyện tâm và rèn luyện học phần về cơ thể nhân sinh hóa, cơ thể phần hồn mà ta gọi nôm na là: tâm hồn, linh hồn … tóm lại là Niệm.
Có Tâm mới luyện được khí công.
Có Niệm Pháp mới đưa được học thuật khí công đạt đến mục đích cao diệu nhất là trường sinh.
Đạt được Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp là đứng trên người đời thường, lúc đó ta thành đời người tiên.
Bình luận về người tiên nhìn người đời thường.
2.1. Giải thích: Bản chất của Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp:
Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp là một phần học cực kỳ quan trọng trong cuốn sách này. Tất cả những điều tôi đã nói qua trước đây cũng chỉ cốt dẫn giải các bạn đến Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp.
Trước tiên, muốn hiểu được bản chất của nó, ta cần phải thư thái an bình trong não, không nhìn kỹ, không nghe kỹ, hơi thở êm đềm. Ta chỉ nên hiểu nó nếu ta lên một chiếc thuyền chữ Tâm để tiến vào biển rộng của linh hồn trường sinh.
Người Trung Quốc nói người hiền tức là người tốt, có trái tim nhân hậu, vì xã hội mà phấn đấu. Khi làm một động tác bình ổn loạn tặc có thể xảy ra giết chóc, như vậy có tâm hay không? Bất cứ một công việc nào cũng đều hoàn thành với bất cứ giá nào. Vậy, cái giá phải trả sẽ là gì, và có đụng chạm vào tâm không? Một người tốt có tâm can không xảo quyệt? Chúng ta nên định nghĩa Tâm tức là quy ước không thay đổi trong phong cách của con người, mà phong cách đó ví dụ như là: hiền mà không đụt, hơn cả xảo quyệt mà không bao giờ xảo quyệt, anh dũng, sắc nhọn là để bảo vệ lẽ phải, cũng như Đạo gia nói rằng: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Ta nên hiểu chữ Tâm ở đây là sự sắp xếp về lương tâm toàn vẹn như một cơ thể người, hệ thống hoạt động của nó coi như toàn vẹn. Sự toàn vẹn của lương tâm một bác sĩ, người chuyên tâm chữa bệnh cho mọi người. Chúng ta đang nói đến lương tâm không tì vết, như một viên pha lê không có gợn đục. Có tâm như vậy mới hòng lân la gắn bó được với khí công, mới dùng khí chữa bệnh cho mình và cho người được.
Bản chất của khí mà chúng ta sẽ học chính là dòng đối lưu của năng lượng thứ hai trong con người. Dòng đối lưu này sẽ sinh ra trường năng lượng. Khí là vật chất nhẹ, trường năng lượng là vật chất siêu nhẹ như ánh sáng, có thể khuyếch tán rất xa ta. Con người cần có tâm tĩnh phục vụ cho sức khỏe và chữa bệnh cho người khác. Con người còn cần phải biết Niệm Pháp. Đó là sự thông thái hòa quyện giữa kiến thức y học, kiến thức lý hóa sinh, tâm lý xã hội học và thần học hòa vào ý niệm ước muốn cao độ của bản thân ta. Tổng thể nó sẽ sinh ra lời giải cho liệu pháp mà ta mong muốn.
Như vậy, Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp là một học thuật kỹ thuật sử dụng tối ưu nhất năng lượng thứ hai của con người vào một mục tiêu nhất định. Ở đây, chúng ta dùng nó vào vấn đề trường sinh học.
Tóm lại, có thể cho một định nghĩa như sau: Bản chất của Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp là một phương pháp thức tỉnh dòng điện sinh vật học sao cho phát huy theo hệ kinh lạc tuần hoàn nhất định, duy trì dự ổn định khỏe mạnh của lục phủ ngũ tạng và biến chúng thành những bình chứa năng lượng sinh học. Dùng Tâm và Niệm Pháp đưa năng lượng cải tiến lại chính cơ thể con người, làm cho nó sống khỏe, hồi sinh liên tục, trao đổi chất toàn diện, giũ bỏ quá khứ, sáng tạo tương lai.
Trở về mô hình con người đã được tạo hóa sinh ra. Con người ăn, uống và hít thở không khí, quá trình vận động bên ngoài cũng như hệ tuần hoàn, bài tiết bên trong của họ là để đồng hóa xung quanh mình và tạo ra mình. Tuy nhiên, quá trình đồng hóa đó có nhiều nhược điểm là không hoàn toàn sạch, các cặn bã sau khi bài tiết không hết đã lắng đọng trong cơ thể con người, và tạo ra bệnh tật một khi “rác” đó đầy lên theo năm tháng.
Đàn ông là một nhà máy chế tạo tinh dịch phục vụ cho sự sống theo nguyên tắc liên tục chế tạo, liên tục bắn phá. Vì thế, đàn ông có tuổi thọ ngắn hơn đàn bà vì họ đã hao hụt các phân tử ADN rất lớn.
Mặt khác, con người thích sống giang hồ. Những ngẫu hứng của tinh thần tạo ra cho họ một cuộc sống phong phú, nhiều bản sắc, cho đến khi chính họ bắt đầu đau đớn, mệt mỏi, cũng như sự mệt mỏi, chán chường của cơ thể họ theo thời gian trôi đi.
Lý thuyết về hơi thở khí công, còn gọi là hơi thở thứ hai, tạo ra cho con người một sức mạnh kép giúp họ trụ lại trong cuộc sống đang tiếp diễn. Thật vậy, sau khi cơ thể con người đồng hóa thức ăn thì hơi thở thứ hai làm thanh hóa năng lượng đó. Nó cho năng lượng (bậc một) đảo vòng tròn trong một chu kỳ theo ý muốn của ta và đào thải tiếp những cặn bã, còn lại năng lượng (bậc hai) một mặt nuôi sống cơ thể, một mặt tích lũy vào lục phủ ngũ tạng dưới dạng (bậc hai). Hơi thở thứ hai còn có nhiệm vụ thu thập thêm năng lượng vũ trụ như: các loại khí khác ngoài oxy, hoặc giả là các hạt vũ trụ mang năng lượng nào đó, vào cơ thể người.
Chúng ta đều biết, sinh vật muôn loài đều có hào quang của nó, thậm chí gỗ đá, các vật vô sinh cũng có hào quang riêng biệt của chúng. Năng lượng vũ trụ vô biên đã chạm đến chúng ta bằng hào quang của nó và chúng ta sau khi luyện tập sẽ có thể thu thập chúng. Năng lượng vũ trụ này chính là dạng năng lượng bậc ba của con người. Độ trong sáng của nó chính là cội nguồn của trường sinh bất lão mà con cháu của chúng ta sẽ phải đào sâu nghiên cứu.
Nói tóm lại, bản chất của Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp là tổng hợp học thuật của luyện khí công, luyện tâm và rèn luyện học phần về cơ thể nhân sinh hóa, cơ thể phần hồn mà ta gọi nôm na là tâm hồn, linh hồn. Cuối cùng, phải có Niệm Pháp mới đưa học thuật khí công đạt đến mục đích cao diệu nhất là Trường Sinh.
Thực tế, mấy ngàn năm qua, khí công Trung Hoa, yoga Ấn Độ và khí công Nhật Bản vẫn dậm chân tại chỗ. Nhà khí công chỉ có thể chữa được một vài loại bệnh tật, và phục hồi được sức sống tương đối cho con người. Nhưng chỉ dừng lại tại đó! Chúng ta ngày nay phần học khí công chưa chắc đã cao diệu như các bậc tiền bối xưa kia, bởi vì chúng ta sống trong một xã hội quá sôi động, luôn luôn vì đồng tiền và chuyển động quá nhanh. Tuy nhiên, kiến thức khoa học và tư duy sẽ đưa chúng ta đến gần với ánh sáng hơn. Đó là Niệm Pháp – Lý thuyết Đại học Trường Sinh mà chúng ta đang bắt đầu nhập cuộc.
2.2. Tôi sẽ đặt một câu hỏi để các bản trả lời:
– Làm việc liên tục hàng chục năm sẽ có vấn đề gì xảy ra cho cơ thể?
– Các dĩ vãng đau buồn đã làm cho bạn già đi?
– Gia đình bạn có phải là một gánh nặng vì tiền bạc và tình cảm lãnh đạm không?
– Tại sao bạn lại vui, buồn, tủi, hận, cười, khóc và tại sao lại tuyệt vọng? Tại sao lại phẫn nộ?
– Học nhiều quá có mờ mắt, đau đầu không?
– Bạn có ghen ghét đố kỵ với ai đó?
– Đến bao nhiêu tuổi thì bạn thấy mình già đi?
Vân vân và vân vân.
Có lẽ không thể liệt kê hết các câu hỏi ra đây, cũng như tôi muốn diễn giải một điều mà khó quá, ví dụ như: đứng trên đời thường của con người vì ta là người tiên. Ở đây, tôi không có tà tâm, linh hồn của tôi trong sáng vì tôi đã ngộ về miền tiên giới thanh cao, ấm áp. Mà chính bạn cũng đang đứng trong vùng đó với tôi. Tôi đã đạt được phần nào lý thuyết của mình về Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp. Bạn hãy bình tĩnh lắng nghe:
Cảm quan của đời thường và cảm quan tiên giới là như nhau, chỉ khác là ai đang đứng trong cảm quan đó. Người tiên sẽ có tâm hồn phơi phới, ung dung tự tại, nhàn rỗi thưởng ngoạn. Con người thì băn khoăn suy tư nếu không muốn quên đi, say đi … Sự năng động, sáng tạo của người tiên sẽ làm cho con người nhận xét với ánh mắt lạ lùng. Con người tạo ra xã hội nhỏ với luật lệ của nó. Nhưng người tiên nhận thấy xã hội là không hợp lý, họ thay đổi nó nhanh quá làm con người không hiểu được ngay. Tuy nhiên, con người luôn cầu tiến nên học, sẽ suy nghĩ ra và học theo. Chẳng hạn, một số người bố khi về nhà chỉ muốn mình là số một, thói gia trưởng đã ăn sâu vào nếp nghĩ từ xã hội phong kiến xưa kia. Họ chỉ muốn mình được quyền nói to, chèn ép vợ con, áp đặt một chính thể quân chủ trong gia đình, hậu quả là làm khổ vợ, khổ con cái. Tôi sẽ hỏi:
– Tại sao anh có quyền mắng chửi một người khác?
– Tại sao anh tự cho mình là chủ của gia đình?
– Tại sao con người sanh ra lại có lúc bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập, bị chèn ép cả thể xác lẫn linh hồn?
– Tại sao ta lại gây ra chuyện ầm ĩ đó?
– Tại sao ta lại mất bình tĩnh? Tại sao tâm hồn ta năng trĩu và bạo lực sắp bùng phát?
Tôi trả lời:
Là bởi vì anh chưa lĩnh hội được Đại học Trường Sinh. Anh chưa thu thập được Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp. Anh chưa là người trong mọi người. Đức Phật chưa ở trong anh, Thiên Chúa, Đấng Ala chưa ở trong anh, anh chưa hiểu được cái toàn thể, cấu tạo toàn năng của sắp xếp vũ trụ quanh ta.
Niệm Pháp là phép quan niệm thế giới dưới góc độ khoa học: vật lý, hóa sinh, tâm lý, dịch lý, y lý và Đạo giáo. Thực chất đó là lý thuyết tổng hòa vũ trụ mà tôi sẽ phân tích trong các chương sau. Tất cả mọi học thuật khoa học kỹ thuật rồi sẽ trùng lắp với Đạo giáo. Khi ta đi vào cõi thiền định và đến thủ phủ của cõi thiền định, tức trạng thái tĩnh không hoàn toàn, cơ thể của ta nằm trong một dòng chảy siêu tĩnh (các định luật lý, hóa sẽ được kiểm nghiệm tại đây). Khi ở trạng thái này con người được gia nhập thế giới vũ trụ, hòa quyện với tạo hóa, cân bằng với linh hồn, trở về với nguồn gốc hôm qua, sáng tạo hôm nay, và biến hóa của tương lai. Sự hòa nhập vào vũ trụ biến ta thành một phần liên kết tổng quan vũ trụ, và vũ trụ có phần linh hồn của ta bên trong. Từ đó, tất cả các hành động cư xử đời thường mà con người vẫn quan niệm hiện nay sẽ được đổi thay. Vì sao vậy? Vì con người không cố ngoi lên trong từng giây phút của cuộc đời mình nữa. Họ cảm thấy quá khứ, hiện tại, tương lai là một không gian, thời gian bao la. Họ còn cảm thấy họ chính là một phần của tổng quan vũ trụ. Sự ngẫu nhiên kết dính đã làm cho ta có một phong cách khác: rộng mở, bao la vô cực, vô định hình, không thấy bản thân mình nữa mà thấy tất cả một ánh sáng tổng hòa vĩ đại … Bởi vậy, khi ở trong ngôi nhà riêng, họ không lớn tiếng như ông chủ, bà chủ trái lại, họ cư xử nhã nhặn, vui vẻ, cởi mở. Với họ con cái, chó mèo, vườn hoa trước cửa, ngôi nhà của chung, hàng xóm láng giềng, thảy đều có ý nghĩa riêng của nó.
Tuy nhiên, thiền định chỉ đưa ta đến với thế giới vũ trụ và du lịch vào trong ấy. Còn muốn hiểu và đồng hóa được với thế giới đó thì phải am hiểu khí công. Khi con người đạt đến trạng thái Plasma (siêu tĩnh) do thiền định, con người bắt đầu bước tiếp theo, đó là: ý nghĩ, dòng điện thần kinh đầu tiên sinh ra làm tác nhân kích thích dòng chảy của khí trong cơ thể ta. Để khuyếch trương dòng khí, quản lý trong cơ thể … Đó là công pháp mà cơ thể học được. Quá trình vận khí là một quá trình dao động phức hợp, chuyển hóa vật chất, tinh thần, tư duy từ dạng rắn sang lỏng, rồi sang thể khí, thành trường năng lượng điện từ sinh học và ngược lại. Cơ thể mỗi người là một nhà máy chuyển hóa năng lượng có tính thông tin cao độ, tức là có thể truyền năng lượng qua người khác. Nói cách khác, mỗi cá thể có thể phát ra hay thu lại năng lượng tùy theo mục đích của mình, để chữa bệnh cho người khác hoặc tự chữa bệnh. Cá thể này cũng có thể thông tin cho cá thể kia một ý tưởng bằng sóng não hoặc giả tự hiểu lẫn nhau mà không cần nói gì.
Sự tương hỗ tâm linh cao độ là nguồn gốc của các giác quan kỳ lạ, chẳng hạn như cảm nhận nguy hiểm của người thân mình ở nơi xa. Khi hai cá thể có tình cảm mật thiết với nhau thì xảy ra sự trùng hợp tâm linh và sự hòa quyện vào nhau của hai trường năng lượng. Khi tách xa ra, sự quyến luyến hình thành bằng cách lấy một ít của người kia đưa vào trường năng lượng của mình. Sự thông tin qua lại nhờ đó mà có địa chỉ đến. Quá trình không thời gian, không gian của luận thuyết tổng hòa chỉ ra rằng: một bên này xao xuyến thì bên kia cũng xao xuyến theo, bất chấp thời gian và giữa hai người có khoảng cách xa nhất định, với một năng lượng yếu như tác dụng mạnh mẽ đã khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu tìm hiểu và lý giải một cách khó khăn. Cho tới nay, những hiện tượng như: thần giao cách cảm, sai khiến lương tri hoặc vật thể bất động làm theo một ý thức nào đó hoặc tiến hóa tăng giảm … đều là những hiện tượng lạ lùng không lý giải được. Mặc dù vậy, quá trình tu luyện thuyết trường sinh sẽ đem lại cho ta những lời giải thích rõ ràng. Và trong tương lai không xa, loài người có thể nâng giác quan mình lên rất cao.