Đại Châu Thiên

Đại Châu Thiên là phương pháp tổng hợp ngũ khí để vận thành dòng nhất định mà ngũ khí thì tập hợp từ 12 kinh lạc. Trong khí công Trung Hoa người ta không nói rõ hệ khí thứ 6 và thứ 7, đó là não bộ và tuỷ sống lưng. Đó là hai khu vực quan trọng bậc nhất trong hệ kinh lạc và là trung tâm sinh thần khí, não bộ là dương khí, tuỷ sống là âm khí. Khí đi từ não xuống là đường hóa âm khí, đi từ đốt sống cùng lên là âm hóa dương. Chính não bộ và tuỷ sống tạo thành đối trọng của ngũ khí. Não bộ và tuỷ sống cộng lại là dương khí, ngũ khí cộng lại là âm khí. Khi khí đi tròn một vòng âm thành dương thì công năng bằng vòng tròn dương thành âm. Giả sử vận Tiểu Châu Thiên trước hạ sau thăng, âm rồi đến dương ta gọi là quá trình dương khí, nếu ta đứng thẳng vận khí từ nhân trung xuống đan điền gọi là hạ, ta hạ thêm nữa vào bộ phận sinh dục vào bên trong cẳng chân, bắp chân xuống bàn chân ngón chân, hai lần hạ đó là quá trình âm âm khí. Từ ngón chân ra mặt chân tụ vào xương cùng đi dọc theo sống lưng lên gáy, đầu đó là quá trình dương dương. Đó chính là phần đầu của cách vận khí Đại Châu Thiên. Chúng ta có thể mô tả kỹ lưỡng khí Đại Châu Thiên (khí dương) như sau :



Hình 26

7.1.     Vòng tuần hoàn cơ bản của Đại Châu Thiên:


Trong hình mô tả cách vận khí dương trước hạ sau thăng quen thuộc ta có thể khái quát nó như một môtơ sinh khí một chiều. Trong thực chất nếu sinh dương khí nhiều thái quá hóa con người nóng nảy khó chịu thì ta phải vận khí ngược lại, lúc bấy giờ môtơ vận khí quay theo chiều ngược lại dòng khí sinh ra vẫn như nhau về cường độ. Bởi vì luôn trong dương có âm, trong âm có dương. Quá trình trước hạ sau thăng tổng hợp cho cùng là sinh dương khí. Quá trình sau hạ trước thăng là sinh âm khí. Chúng ta luôn luôn nhớ rằng đầu lưỡi phải đặt vào vòm họng trên gần chân răng để nối mạch trên, nếu muốn tăng cường khí cho mạnh cần phải nhốn hậu môn lại (khép mạnh dưới). Nhờ như vậy mà dòng khí vận chuyển rất mạnh. Cách này thường được sử dụng trong khi trị bệnh cho mình hoặc cho người khác. Luyện Đại Châu Thiên cho đạt được năng lượng phải tốn mất 5 – 10 năm, cùng với Tiểu Châu Thiên quá trình học tập này tốn mất 10 – 15 năm. Tuy nhiên, trong thời gian đó chúng ta không chỉ biết cách vận khí chữa bệnh mà chúng ta còn được tiến hóa nhờ vào quá trình thích nghi của cơ thể chúng ta với năng lượng mạnh mẽ hơn, thích nghi với sự tiến hóa của trí tuệ, sự minh mẫn của bộ não và quá trình tự soi xét bên trong của nó (quá trình tư duy tích cực) đã thúc đẩy hệ thần kinh chúng ta nhẹ bổng hoạt hoá đầy năng động dành cho sự sáng tạo mãi mãi.


Khi nhà năng lượng đã thành thục thì khí tự vận hành trong cơ thể theo ý chí của họ. Chỉ cần gợi ý nhẹ nhàng là khí có thể vận hành sôi động. Người xưa nói một phút vận khí là sống thêm một phút, một ngày vận khí là sống thêm một ngày, mười năm vận khí là sống thêm mười năm. Ấy là lúc chúng ta thành công đã làm cho hệ tuần hoàn lọc hoá hết cặn bã trong cơ thể, tuỷ sống và não được thanh hoá trong sạch. Ấy là lúc chúng ta tiệm cận cơ thể thuỷ tinh (trong suốt).


Thật sự con đường học vấn trường sinh không thuận buồm xuôi gió các bạn hãy bình tâm để tự vấn soi xét bên trong cơ thể mình sửa chữa cỗ máy mới vận hành sao cho thông suốt. Tuyệt đối không được gò ép khi vận khí mà phải lệ thuộc vào cơ thể của chúng ta, cơ thể tự nảy sinh ra ý chí chứ ý chí không làm chủ cơ thể. Ta phải thuận với cơ thể trong sự tĩnh lặng với bên ngoài của chúng ta, lắng nghe cơ thể, soi xét vào trong cơ thể, tiệm cận với nhịp sinh học của cơ thể, khích lệ cơ thể bắt đầu chuyển động với luồng khí song song, với hệ thần kinh tuần hoàn và hệ bài tiết của cơ thể.


7.2.    Dòng khí hoạt hoá và những biến chứng xảy ra trong cơ thể chúng ta:


Thay đổi trong hệ hô hấp và tuần hoàn : như chúng ta đã biết, quá trình thở sâu nhẹ và quá trình vận khí quay vòng trong cơ thể dẫn đến nhiều nguyên nhân và hậu quả sâu sắc đối với cơ thể con người. Đó là một tiến trình tuyệt vời đem đến cho con người sinh lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thích nghi cơ thể chúng ta phải trải qua quá trình không bình thường như sau :


Mồ hôi toát ra nhiều khi vận khí, thời gian 2 năm đầu luyện tập chúng ta luôn luôn gặp phải tình trạng này. Quá trình vận khí sinh ra một luồng khí điện sinh quay vòng trong cơ thể đi xuyên qua các khu huyệt nối hệ huyệt lại với nhau, kích thích hệ thần kinh lưu chuyển hệ tuần hoàn của máu với một lưu lượng lớn hơn nhưng tốc độ dòng chảy chậm hơn vì hơi thở sâu, dài, tim đập chậm lại. Tuy nhiên, quá trình trao đổi dưỡng chất trong cơ thể tăng lên, làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng gây ra hiện tượng xuất mồ hôi. Cơ thể năng lượng nhiệt độ trong 37 0C, hơn người thường 0,50C. trong lúc vận công chữa bệnh nơi tiếp xúc giữa cơ thể năng lượng và cơ thể người thường sinh ra bức xạ nóng nhiệt độ nơi tiếp xúc có thể lên đến 38 – 400C. đối với người luyện khí lâu năm hiện tượng mồ hôi thoát ra nhiều sẽ biến mất vì con người này đã được thích nghi thành người năng lượng hài hòa.


Quay trở về cường độ dòng trong máu. Thật ra không chỉ do tim đập chậm lại mà còn do quá trình phân tích oxy của dòng khí điện sinh chảy trong cơ thể. Quá trình này xảy ra hai hiện tượng cơ bản, thứ nhất cung cấp thêm oxy cho cơ thể tại các tế bào có dòng điện sinh chạy qua, thứ hai tăng cường hô hấp trên da. Tại các điểm giao nhau (gọi là huyệt đạo) của các dòng khí điện sinh học xảy ra quá trình trao đổi năng lượng phát điện sinh và thu điện sinh. Quá trình này gọi là bức xạ hào quang con người. Nhà năng lượng học có cường độ bức xạ rất cao có thể ảnh hưởng chữa bệnh rất tốt cho người khác kể cả khi không chạm vào bệnh nhân. Lại nói về dòng máu dưới da, sau khi máu đỏ chuyển thành máu đen thì nó tiếp thu một phần oxy do dòng điện sinh sinh ra cho nên hồng cầu nấn ná thêm một thời gian nữa mới quay về tim. Cũng chính vì vậy mà dòng chảy của huyết chậm lại, cường độ dòng chảy tăng lên. Khí đi đến đâu huyết theo đến đó. Khí mạnh thì thần kinh mạnh vì khí huyết là âm đối với thần kinh là dương, đó là cặp đối trọng mà trong đó thần kinh đi với thần hồn và khí đi với huyết.


Quá trình vận khí làm cơ thể thăng gián nhanh trong quá trình tạo oxy, cơ thể cần nhiều H2O2 -> O + H2O -> H2O2 -> O + H2O. Dĩ nhiên quá trình phân tích hoá học là cực kỳ phức tạp. Các chất thải là mồ hôi, nước tiểu, đờm, hơi ợ và phân. Ngoài ra còn năng lượng xấu cũ và các hào quang bệnh lý cũng bị đào thải.


Tuy nhiên, tăng cường trao đổi hóa học theo hướng thanh hoá là quá trình ngược lại với động thái ăn nhiều uống nhiều rượu bia. Quá trình phân tích nước làm tiêu hóa thức ăn, tinh bột và các hợp chất độc của rượu, khói thuốc lá. Đó là một quá trình chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cơ thể. Nhiều khi cơ thể chúng ta mắc kẹt trong mớ hỗn độn thức ăn, đồ uống, thuốc lá làm đình trệ tiêu hóa vì các cơ quan tạo hợp chất tiêu hóa không cáng đáng nổi. Từ đó sinh ra kéo dài thời gian tiêu hóa, sinh ra nhiều phần tử độc hại ẩn trong cơ thể chúng ta ngày càng nhiều, lâu dần dần đến suy hô hấp ở phổi và nhiều mỡ cặn ở lục phủ ngũ tạng dưới da và nguy hiểm hơn là các lớp cặn bã đóng trong thành mạch máu làm suy yếu dòng chảy của máu.


Nhà khí công luôn có quá trình phân tích nước mạnh mẽ có thể luôn sinh ra một bức xạ lượng tử trải ra một hào quang năng lượng xung quanh mình, quá trình phân tích nước đang thanh hóa này có tác dụng cực kỳ khích lệ với cơ thể sống. Trước hết quá trình tiêu hóa lại được thực hiện bằng cách phân tích mỡ, đường, đạm của cơ thể cùng nước dự trữ trong cơ thể thành năng lượng, quá trình thu hút năng lượng từ bên ngoài nhờ dòng hào quang năng động đã biến đổi năng lượng vũ trụ thành năng lượng cơ thể. Biến trạng thái lượng tử thành trạng thái nguyên tử và thành phân tử sinh hóa nhờ năng lượng dưới da. Đối với người bình thường thì trạng thái thở của da chiếm 5% trao đổi oxy thải CO2, nhà năng lượng học có trạng thái thở dưới da khoảng 10 – 15%, thậm chí có thể tăng lên đến 30%. Nhờ dòng chảy xung kích của khí hải được vận hành theo ý chí của ta mà ta đã thành công được ở khâu tồn tại trong cuộc sống một cách tiết kiệm hơn, mạnh mẽ hơn, trong sạch hơn. Ta chỉ ăn bằng 1/2, 1/3, 1/4 lúc trước. Lúc đi đường gặp bụi nhiều nhiều không khí dơ bẩn có thể nhịn thở phổi để thở bằng da khoảng vài phút, khi hết quãng đường bụi bẩn ta lại thở bằng phổi như cũ.


Có thể nhờ học thuyết của ta mà trong tương lai con cháu của ta có thể phân tích oxy từ nước qua da và có thể sống như cá vậy.


7.3.    Thay đổi trong hệ tiêu hóa bài tiết:


Như trên ta đã nói về khẩu phần ăn giảm đi chỉ còn khoảng 1/4 bình thường đối với nhà khí công. Trong tương lai các nhà chế tạo hợp chất vitamin và chất thô vừa phải làm thức ăn cho con người sẽ tính toán phù hợp với bộ khung cấu tạo cơ thể sống. Còn lại tự cơ thể đó sẽ lấy năng lượng từ vũ trụ, dĩ nhiên quá trình chuyển hóa năng lượng bao giờ cũng phụ thuộc vào một khối lượng nhất định một quần thể cơ đặc của vật chất nhất định giống như cơ thể người của chúng ta, một quả đấm thông thường tác động vào một vật thể nào đó dĩ nhiên là mạnh hơn sức mạnh ẩn thị của một nhà năng lượng học lên vật thể đó.


Quá trình nhiệt hóa của hệ thống hoá học làm tăng cường tiêu hoá thức ăn. Người bình thường khoảng 8 – 10 giờ sau thức ăn mới tiêu hóa hết, nha năng lượng học có hệ thống tiêu hóa nhanh hơn nhiều, khoảng 4 – 5 giờ sau thức ăn đã tiêu hóa hết. Có nghĩa là lục phủ ngũ tạng được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nhà khí công đánh thức ngũ tạng và bắt chúng vào tiến trình tiêu hóa lại một cách tích cực. Đó là quá trình tạo năng lượng sống và đồng thời cũng là quá trình thanh hóa cơ thể khỏi các hợp chất cặn bã thừa thải, tống khứ chúng ra ngoài bằng hệ thống bài tiết : nước bọt, đờm, mồ hôi, nước tiểu, đánh rắm, ợ hơi, phân và khí xấu cũ (năng lượng bị vẩn đục). Trong thực tế, dù con người có biến thành một thực thể năng lượng thì cũng vẫn đang là con người. Vì vậy, lượng thức ăn nhất định để cố định đạm trong cơ thể là không thể thiếu được. Năng lượng hấp thụ từ bên ngoài vào cơ thể là một dòng chảy năng lượng rất loãng và hấp thụ nó rất nhiều thời gian. Cũng như ta tích điện vào một điện thoại di động thông thường phải mất 2 giờ cho một cục pin nhỏ – cơ thể ta cũng cấn một khoảng thời gian như vậy để tối thiểu hoán chuyển năng lượng cũ lấy năng lượng mới hoặc tích luỹ thêm năng lượng. Trong khi đó chỉ cần một bữa ăn đơn giản là đã có sẵn một số năng lượng nhất định khả dĩ đầy đủ cho cơ thể.


Như vậy, một nhà năng lượng có thể ăn bình thường như mọi người dĩ nhiên khẩu phần ăn sẽ ít hơn. Tiếp theo cơ thể thanh hóa năng lượng đó thành năng lượng tinh khiết hơn, đó là bữa ăn thứ 2, tiếp theo khi trực tiếp lấy năng lượng từ bên ngoài vào là ta ăn bữa ăn thứ 3. cơ thể ta không thể chỉ có hệ tiêu hóa và bài tiết thông thường nữa mà nó bắt đầu với hệ thống ăn ba mới : ăn bằng miệng, uống bằng miệng, vận hành khí – nhập khí từ bên ngoài.


Nói cách khác lục phủ ngũ tạng trước kia chỉ có một chức năng tiêu hóa và bài tiết thức ăn, ngày nay có thêm chức năng là trung tâm điều hòa năng lượng trong cơ thể cùng với não bộ và tủy sống tạo thành đối trọng chuyển dịch âm – dương vòng quanh cơ thể. Lớp da trước kia có hệ số trao đổi chất bằng 5% so với lục phủ ngũ tạng thì nay bằng 10 – 15%. Thở dưới da tức là năng lượng chuyển hóa năng lượng dưới da ở bất kỳ chỗ nào mà mạnh nhất là ở tại các huyệt đạo ở đó có thể thu phat năng lượng ra ngoài. Và đó chính là khiếu thứ 6, 7 của con người.


7.4.    Các biến chứng quan trọng nhất:


Các biến chứng quan trọng nhất thường xảy ra ở các huyệt đạo chính trên toàn thân (xem phần bấm huyệt mở huyệt đạo trước khi luyện công, trong khi luyện công và hàng ngày nếu như thấy đau nhức). Đường khí chạy qua các khu vực giao nhau dễ sinh bị tắc nghẽn huyệt đạo ngay tại những huyệt xung yếu nhất. Những huyệt bị tắc nghẽn thường là dọc sống lưng (từng đôi sống một), cánh tay, bắp tay, bàn tay và ngón tay – hai bả vai, cổ – lòng bàn tay, bàn chân. Bởi vậy, mỗi một nhà khí công cần phải rất thuộc các bài day ấn huyệt đạo, mát xa toàn thân để làm cho năng lượng tự nhiên lưu thông thỏa mãn.


Để cho hoạt hóa cơ thể đả thông năng lượng con người cần có một nhịp điệu thể dục thể thao thích hợp. Nói nhịp điệu, vì thể thao thanh hóa cơ thể không phải cố ý gắng hết sức để đạt được một đỉnh cao nào đó mà là thể dục nhịp nhàng dĩ nhiên vẫn phải mạnh mẽ dứt khoát và đều đặn.


Các cơ bắp thông thường sau khi động công có thể tự điều tiết được năng lượng nước bị mất. Tuy nhiên, các khu vực huyệt đạo thường là chỗ gân kheo và xương đồng thời điều tiết nước khó hơn các chỗ khác. Chính vì vậy, người mới luyện công hay đau nhức gân cốt, khớp sụn nối các xương sống, đầu gối, cổ tay, lưng, xương vai, … chính vì vậy, hàng ngày người luyện công cần uống nhiều nước hơn một chút, có thể uống bia thay nước (không nên uống rượu, vì rượu có nồng độ cồn quá cao làm suy giảm điều tiết của con người).


Khi đường khí vận hành không nhuần nhuyễn, chỗ có chỗ không có thể gây cho ta biến chứng mồ hôi toát đầm đìa cơ thể lúc nóng lúc lạnh tạo ra cảm phong, nặng thì bệnh tật. Vì vậy, khi luyện công không nên gắng quá, cần phải thư thái an tĩnh đứng xem chứ không cùng làm. Mắt dõi vào trong tự nhận thấy năng lượng vận chuyển … Nhà khí công rất cần biết bắt gió, cạo gió, vì trong thời gian đầu luyện tập cơ thể phải trải qua sự thích nghi cơ thể hóa lý tiến hóa dung hòa với cơ thể hóa lý hiện tại hai hình thái muốn kết hợp phải trải qua 5 – 10 năm.


7.5.    Thay đổi thời gian ngủ:


Con người năng lượng thường có giấc ngủ sâu nhưng không kéo dài, thường thì họ trầm tĩnh ít tiêu khí ý chí (tàn phá ý chí, tức tàn phá cơ thể con người). Vì họ giữ được sự tùng tĩnh nên không cần ngủ lâu cũng phục hồi ý chí.


Nếu vận động ban đêm cần coi chừng cho giấc ngủ của mình: bởi vì sau khi vận công tính hoạt hoá của cơ thể tăng đột biến chính vì vậy, giấc ngủ khó đến. Muốn ngủ được cần phải hạ xuống xoáy huyệt trên đầu phải giải phóng các quần thể hào quang kỳ dị sinh ra khi vận công.


Người năng lượng thường ngủ 7 tiếng/ngày, đôi khi ham luyện công thì chỉ ngủ được 5 tiếng/ngày mà thôi.


7.6.    Ăn những gì? Uống những gì?


Ở đây tôi không chủ trương ăn uống như tăng ni phật tử. Mà nhà năng lượng vẫn ăn, uống bình thường gần gũi với sở thích con người. Khi ăn không cần phải kiêng thịt  ăn nhiều rau và tinh bột. Tuỳ theo quá trình luyện công càng về sau càng không thích ăn nhiều thịt. Tuy nhiên, như trước đây tôi có trình bày cần phải ăn đủ rau, thịt, cá, đậu, tinh bột, càng nhiều Vitamin càng ít các loại tích đầy khó tiêu như thịt gà, tôm, cua, nghêu sò, một số loại rau muống, xà lách xoang, cần tây …


Tinh bột cũng không nên ăn nhiều quá, bữa ăn cũng nên ăn 1,5 chén mà thôi. Nếu là công nhân lao động cật lực thì cũng nên ăn 3 chén.


Uống nước thì vẫn có thể uống bia, rượu. Tuy nhiên, không nên uống rượu nhiều và phải thuận âm dương khi ăn uống.


Ví dụ, uống rượu ăn mực, cá, tôm, nghêu sò, rau… uống bia tốt nhất là uống riêng, ăn riêng, khi uống thì ăn rất ít, sau đó khi ăn thì không uống nữa. Các loại nước trái cây là tinh khiết nhiều vitamin thì nên uống. Những đồ uống mà quá nhiều cồn thì không tốt cho cơ thể chúng ta, tốt nhất là nên uống bia với nồng độ thấp từ 4 – 5% alchol. Độ cồn này không đủ sức đánh gục cơ thể như rượu. Trái lại còn tăng tính hoạt trong cơ thể lọc được những độc tố trong gan thận, tùy, phổi. Tuy nhiên, chỉ nên uống khi nước tiểu trong vắt là tốt nhất.


Ở Việt Nam có loại thuốc gọi là thanh huyết tiêu phong hoàn, những người trên 40 tuổi uống lọc máu rất tốt, những người này nên mỗi năm uống một đợt kéo dài một tháng theo toa thuốc hướng dẫn.

Nói chung các biến chứng xấu không nhiều, các biến chứng tốt thì nhiều hơn, ví dụ: mắt sáng, trí nhớ tốt hơn, cơ thể khoẻ mạnh không bị cảm cúm lặt vặt. Càng ngày càng cảm giác thấu hiểu, thông minh hơn lên.