Thứ nhất là sự phổ cập giáo dục đến hết phổ thông trung học, trong đó cấp III (trường trung học công nghiệp kéo dài 4 năm, thay vì 3 năm). Tại trường trung học này, học sinh được gọi là sinh viên như các trường đại học và giáo viên được gọi là “Giáo sư” như ở các trường đại học điều đó gọi là sự tôn trọng những người trẻ tuổi, sau khi học hết trung học sẽ trở về với xã hội, với những việc làm khác nhau ( một phần nhỏ sẽ đậu đại học ). Toàn bộ quá trình thi cử chuyển lên lớp trên theo phương pháp vấn đáp. Sau này khi bước vào đại học toàn bộ học phần của học thuật bắt buộc đều phải thi vấn đáp sau khi đã hoàn thành bài tập định kỳ từng môn đó.
Quá trình vấn đáp nói lên điều gì? Thứ nhất là người học trò đã học thật và thi thật, bởi vì khi vấn đáp bài viết được chấm điểm sơ bộ nếu kém quá thì không được thi vấn đáp, tuy nhiên trả lời vấn đáp môn thi là điểm quyết định. Thứ hai, thầy cho điểm một cách công minh, mặc dù thầy quyết định việc đó. Thầy giáo viết thang điểm vào học bạ cho sinh viên, ở trung học cũng tương tự.
Thầy là người trực tiếp soạn bài giảng và 2 năm in lại sách giáo khoa 1 lần. Vì vậy, khi cho thi thầy cho sát với sách của mình soạn với những kiến thức đã đổi mới. Điều quan trọng là lòng tin của thầy trưởng bộ môn đối với từng thầy giáo trong bô môn học, để gắn kết với quá trình phát triển nhanh của sản xuất trong xã hội thì các bài tập sẽ đi sát vào các điều kiện cần thiết phải làm thuộc các công ty thực tế trong xã hội đòi hỏi.
Quá trình tốt nghiệp gồm thầy giáo hướng dẫn tốt nghiệp và một kỹ sư trưởng của một công ty tương ứng với thực trạng hoạt động của mình áp dụng cho bài tốt nghiệp đó.
Ở Việt Nam chúng ta hãy đặt câu hỏi, khi nào sinh viên của chúng ta đủ sức thi vấn đáp và khi nào giáo viên được phép ghi điểm thi vào học bạ cho sinh viên ??.