Mười hai kinh lạc

Chúng ta ghi nhớ sơ đồ trên để tiện việc nhớ tên và công năng của 12 kinh lạc.


6.1  Kinh thủ thái âm phế: (Hình 14)


Mạch khởi ở trung tiêu, xuống liên lạc đại trường, theo vị lên các mô (cơ hoành), nối liền ở phổi, đi ra dưới nách theo mé trong bắp tay đi trước đường kinh mạch của Kim thái thiếu âm tâm chủ, xuống phía trong cùi chỏ lấn theo phía trong cánh tay lên xương quay tay và thốn khẩu lên cổ tay đi ra đầu ngón tay cái. Có đường nhánh từ sau cườm tay (huyệt liệt khuyết) thẳng ra phía trong ngón tay trỏ, đầu nối giao tiếp với kinh thái dương minh đại trường.


Kinh này nhiều khí, ít huyết, đến giò dần là khí kinh mạch chạy đến đây. Đó là tạng tân kim.


 

                                       Hình 14

Sơ đồ tuần hoàn của Thái thủ âm phế kinh


1.      Vân môn


2.      Trung phủ


3.      Thiên phủ


4.      Hiệp bạch


5.      Xích trạch


6.      Khổng tối


7.      Liệt khuyết


8.      Kinh cừ


9.      Thái uyên


10. Ngư tế


11. Thiếu thương


12. Thượng quản


13. Trung quản


14. Thủy phân


15. Liệt khuyết


16. Nhánh mạch từ phía cổ tay thẳng đến đầu mép ngón trỏ, nối tiếp vào Thủ dương minh kinh


17. Bắt đầu từ Trung tiêu chếc xuống lạc của đại trường.


18. Vòng về dạ dày


19. Lên họng, từ họng ngang xuống nách


20. Lên cơ hoành cách


21. Vào hệ thống phổi


22. Men mép trong cánh tay qua phía trước Thủ thiếu âm và Thủ quyết âm


23. Xuống đến mặt trong khớp khủy


24. Men mép trong của cẳng tay qua mé dưới chỗ xương nhô cao của mu bàn tay


25. Vào thốn khẩu


26. Lên huyệt Ngư tế ở tay


27. Đi men mép Ngư tế


28. Đến đầu ngón tay cái






6.2  Kinh thủ dương minh đại trường:


Kinh khởi ở đầu ngón trỏ lần theo mé trên ngón tay liên hiệp cốc, khoảng giữa hai xương rẽ lên giữa hai gân – lần theo mé trên cánh tay vào mé ngoài cánh trỏ lần theo mé ngoài bắp tay ra phía trước lên vai, ra phía trước xuống vai đi lên xương trụ cột hội xuống khuyết bồn liên lạc với phổi xuống cánh mô nối liền đại trường.


Đường nhánh từ khuyết bồn lên cổ xuyên qua hàm vào trong lợi răng lại cặp qua miệng giao chéo qua nhân trung qua bên đố diện lên cặp sống mũi tại nghinh hương để giao tiếp với kinh túc minh vị. Kinh này khí huyết đến nhiều đến giò mẹo thì khí huyết chạy đến đây giao với kinh thủ thái âm phế.



Hình 15

Sơ đồ tuần hành của kinh thủ dương minh đại trường

1.      Thương dương

2.      Nhị gian


3.      Tam gian


4.      Hợp cốc


5.      Dương khê


6.      Thiên lịch


7.      Ôn lưu


8.      Hạ liêm


9.      Tam lý


10. Khúc trì


11. Trửu liêu


12. Kiên nhu


13. Nhu hội


14. Kiên ngung


15. Cự cốt


16. Đại chùy


17. Khuyết bồn


18. Thiên đỉnh


19. Phù đột


20. Thủy câu


21. Nghinh hương


22. Hòa liêu


23. Bắt đầu ở ngón tay trỏ


24. Đi men mép trên cạnh phía giáp ngón cái, len qua kẽ xương bàn tay thứ nhất – thứ hai, lên cổ tay, vào chõ lõm giữa hai đường gân ở cuối ngón cái.


25. Đi dọc mặt trước của cẳng tay


26. Đến mép ngoài của cùi trỏ


27. Lên mép ngoài cánh tay


28. Lên vai


29. Qua mặt trước mỏm vai


30. Gặp các dương kinh ở huyệt Đại chùy trên sống lưng


31. Quặt xuống Khuyết bồn

32. Liên lạc với phổi

33. Xuống cơ hoành


34. Vào ruột


35. Một chi nhánh từ Khuyết bồn lên cổ


36. Đi qua má


37. Quay xuống, luồn vào chân răng


38. Đi vòng môi trên. Mạch trái thì vòng sang phải, mạch bên phải thì vòng sang trái, chéo nhau ở Nhân trung, đi dọc hai cạnh mũi, nối nhau ở túc dương minh kinh


6.3  Kinh túc dương minh vị:

Đường kinh mạch từ lỗ mũi giao chéo nhau ở trán đi ra theo đường kinh mạch của kinh thía dương tiểu trường vào bàng quang đi xuống lần theo ngoài lỗ mũi lăn vào răng. Ra cặp miệng vòng theo môi đi xuống giao chéo nhau ở huyệt thừa lương. Lại dần theo mé dưới sau xương hàm ra huyệt đại nghinh, cặp theo doãn xa lên trước lỗ tai, qua huyệt khánh chù nhơn lần theo lên trán. Đường nhánh đi từ trước hột đại nghinh theo cuống họng vào lõm vai xuống cánh mô vào nối liển với vị – tỳ (dạ dày). Từ miệng dưới dạ dày lần theo bụng xuống khí xung rồi hiệp lại đi xuống bề quang đến phúc thọ xuống đầu gối, vào xương bánh chè. Xuống theo mé ngoài ống chân đến bàn chân, vào mé ngoài ngón chân giữa.


Một nhánh nữa tách riêng từ trên bàn chân vào khoảng ngón cái từ đó nối với kinh túc thái âm tỳ. Kinh này nhiều huyết nhiều khí, mỗi ngày đến giờ tý là khí huyết vận hành đến đây làm cho ngũ tạng yên ổn.


                                             Hình 16


Sơ đồ tuần hành của Túc dương minh vị kinh


1.      Thừa khấp


2.      Tứ bạch


3.      Cự liêu


4.      Thủy câu


5.      Địa thương


6.      Thừa tương


7.      Đại nghinh


8.      Giáp xa


9.      Hạ quan


10. Thương quan


11. Huyền ly


12. Huyền lư


13. Hăm yến


14. Đầu duy


15. Thần đinh


16. Nhân nghinh


17. Thủy đột


18. Khí sá


19. Khuyết bồn


20. Khí hộ


21. Nhũ trung


22. Nhũ căn


23. Bất dung


24. Hoạt nhục môn


25. Thiên khu


26. Thủy đạo


27. Khí xung


28. Bễ quan


29. Phục thỏ


30. Âm thị


31. Lương khẩu


32. Độc ty


33. Túc tam ly


34. Hạ cư hư


35. Phong long


36. Giải khê


37. Xung dương


38. Lệ đoài


39. Bắt đầu từ chỗ lõm hai bên sống mũi


40. Vị trí bên cạnh kinh mạch Túc thái dương bàng quang


41. Men xuống mép ngoài mũi


42. Vào trong chân răng hàm trên


43. Lại trở ra vòng miệng


44. Giao nhau ở huyệt Thừa tương ở dưới môi


45. Lui trở về dưới hàm, ra phía sau đến huyệt đại nghinh


46. Đi men huyệt Giáp xa


47. Lên trước tai


48. Dọc theo đường mép chân tóc


49. Đến trên trán


50. Chi mạch từ trước Đại nghinh đi xuống huyệt Nhân nghinh, đi men theo họng


51. Vào khuyết bồn