Phân tích môn Đại học Trường Sinh

3.1.       Đại học khoa học lĩnh hội như thế nào?


    Con người muốn nói một điều gì thì phải biết một trăm điều tương tự và 1000 điều xung quanh có tác dụng tương hỗ với điều đó, vì vậy con người nên học hỏi và sáng tạo vĩnh viễn.


    Khi người ta biết nhiều quá thì thời gian đã trôi qua học thuật đã bị lạc hậu cho nên con người chết đi và tự sinh ra người kế tiếp có trí não bằng không nhưng có những tư duy mới có sức sáng tạo khác biệt và rồi trí tuệ của họ lại tràn đầy những luận thuyết mà con cái học nói là rườm rà, cứ như vậy loài người tiến lên.


    Khi ta học Đại học khoa học Trường Sinh thì ta phải luôn đi vào hư vô, luôn luôn có trí não sâu trẻ giống như thai nhi chuẩn bị chào đời. Kiến thức cần phải được sàng lọc luân chuyển từng ngày, do đó cần phải đặt câu hỏi điều đó có gì sai cũ không?


    Các định luật vật lý con người thiếu vấn đề gì?


    Cấu tạo của vật chất vũ trụ và cầu tạo con người có gì khác nhau và sẽ thống nhất ở đâu?


    Ngoài quá trình trao đổi chất của tế bào thì trao đổi năng lượng sẽ như thế nào?


    Nếu thiếu máu thì tế bào sống bằng gì?


    Lĩnh hội khoa học bằng chính những tư duy sáng tạo không ngừng bắt chúng ta luôn luôn thí nghiệm và thí nghiệm. Chính trị tuệ tự đào tạo của chúng ta thông qua tư duy và thí nghiệm là Niệm Pháp của phép luyện khí công. Khí công là chất sống mà Niệm là nhân quả của chất sống đó.


Lĩnh hội về phần Đại học sinh khí hóa trong cơ thể người.


    Về sinh học thì thuộc Đại học y khoa.


    Về khí học thì thuộc đạo gia khí công di truyền.


    Về hóa học thì thuộc ngành hóa vô cơ, hữu cơ. Ở đây ta chú trọng hóa sinh.


Như vậy, sinh khí hóa là môn đại học kết hợp ba môn phái lại với nhau. Tuy nhiên, khí có thể là điện trường, điện từ, hạt tích điện là một đa bào mang nhiều thông tin, hoặc hạt cơ bản nào đó?


    Bức xạ: khí có thể bức xạ dạng sóng mang năng lượng cao hoặc năng lượng thấp.


Lý thuyết về năng lượng khí công:


    Năng lượng khí được sinh ra như thế nào?


    Ảnh hưởng của năng lượng khí đối với đời sống con người có khí và người nhận khí.


    Truyền áp suất: Truyền gần và truyền cách không gian xa để thông tin hoặc chữa bệnh.


Trường Sinh là một giấc mơ tuyệt đẹp để thực hiện được nó, ta phải dựa vào kiến thức tổng hợp đa phương diện, từ những môn khoa học bậc cao đến những hiểu biết và vận hành luật sinh khí hóa trong cơ thể chúng ta. Nên hiểu rằng, Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp chỉ là một phần quan trọng của học thuật. Học thuật đó còn bao gồm: trước hết là cần phải tập cho mình Đạo giáo kiểu Đông phương, thứ đến cần phải thuộc bài về cảm xúc, quan điểm xã hội, ăn, ngủ, làm việc, lối sống của mình trong xã hội, cuối cùng phải am hiểu kiến thức phổ thông tổng quát, gồm: sinh học, hóa học, vật lý, thần học, cơ thể học, thiên văn học, tin học … Ở đây, không đòi hỏi mỗi người phải học hết những môn học nêu trên. Thực tế chỉ cần hiểu biết ở trạng thái kiến thức phổ thông, và các dạng đột phá nghiên cứu khoa học khả dĩ giúp ích cho định hướng của Đại học Trường Sinh.


Trước kia, muốn tập luyện khí công, con người cần phải vượt qua tuổi trưởng thành (20 tuổi). Thực tế cho thấy cho đến 30 tuổi, tâm lý con người mới ổn định, kiến thức xã hội mới đạt được đến nền tảng hữu cơ cần thiết để có thể an tâm bước vào thiền học và vận khí công uốn nắn cơ thể tiến lên. Quan điểm của tôi là tạo ra học phần từ phổ thông trở lên, xếp đặt kiến thức kỹ thuật tổng quát có định hướng từ bậc trung học, để sau khi tốt nghiệp trung học, con người có thể tiến thẳng vào Đại học Trường Sinh hoặc học một đại học nào đó song hành với Đại học Trường Sinh.


Phần đông con người khi gia nhập môn khí công là khi tuổi đã lớn (30 – 35 tuổi), cơ thể đã bắt đầu trục trặc sinh bệnh tật. Người ta biết sợ cái chết đến sớm nên muốn học khí công hòng hạn chế hỏng hóc cơ thể. Một số người khác lại học khí công cùng võ thuật nhằm đem lại tính ưu việt trong chiến đấu võ thuật, sức mạnh cơ thể để chiến đấu tay đôi … Trên cơ sở đó, tôi nhận thấy con người có thể học khí công từ lớp 5 trở đi. Trong khoảng từ lớp 5 đến lớp 12, chúng ta sẽ học một số định nghĩa và cơ sở khoa học phổ thông nhằm đưa kiến thức định hướng theo chiều mà chúng ta muốn, đó là kiến thức tổng hòa vũ trụ.


Đại học khoa học dưới ánh sáng luận thuyết tổng hòa lĩnh hội như thế nào?


Người ta nói: “Nói là bạc, im lặng là vàng”, im lặng có nghĩa là biết một ngàn mà nói một. Con người muốn nói một điều gì thì phải biết một trăm điều tương tự và một ngàn điều xảy ra xunh quanh có tác dụng tương hỗ với điều đó. Vì vậy, con người nên học hỏi và sáng tạo vĩnh viễn. Xung quanh ta bao gồm đất đá, sông nước, cây cỏ, chim muông, thú rừng, các phương tiện giúp ích cho cuộc sống loài người, xung quanh ta là loài người, xã hội do con người tạo ra, thành phố do con người xây dựng, tôn giáo do các linh cảm vĩ đại hình dung ra để cứu rỗi linh hồn con người. Vượt ra giới hạn Trái Đất là Thái Dương Hệ, dải Ngân hà của chúng ta và các dải Ngân hà khác, vũ trụ là bức tranh bao la vô tận. Tất cả những tồn tại đó đã dệt nên một thế giới tổng hòa, một trường vật chất – năng lượng và ngược lại, năng lượng – vật chất. Hãy cô đọng lại môi trường đó trong trí não của chúng ta và chúng ta hãy phát quang năng lượng của mình hòa nhập vô tổng thể. Như vậy, tổng hòa vũ trụ đã bao gồm linh hồn của chúng ta. Vũ trụ soi sáng chúng ta và chúng ta kết dính vào đó.


Tại sao lại nói: con người cần phải sáng tạo vĩnh viễn? Ấy là bởi vì, vũ trụ là vô tận cả về không gian lẫn thời gian. Từ khi loài người được sinh ra đến nay, cả khoảng thời gian đó cũng chỉ là khoảng khắc của vũ trụ. Con người cần nghiên cứu, thực nghiệm, kết luận chính xác hơn, và cứ lập đi lập lại mãi mãi chu kỳ ấy đó gọi là quá trình tiến hóa của loài người. Điều kết luận cuối cùng của hôm nay lại chính là điều mở đầu cho ngày mai. Tuy nhiên, thực tế tuổi của con người đang bị giới hạn nghiêm trọng khi người ta hiểu biết rất nhiều thì thời gian đã trôi qua, học thuật đó đã bị lạc hậu. Cho nên, khi con người chết đi và tự sinh ra người kế tiếp thì lúc đó, trí não quay về số không, nhưng sẽ bắt đầu bằng những tư duy mới có sức sáng tạo khác biệt, và sẽ viết nên học thuyết khác biệt mới mẻ hơn, trí tuệ của họ lại tràn đầy những luận thuyết mà chính con cháu hậu bối lại nói là rườm rà … Cứ như vậy loài người tiến lên.


Thực tế cho thấy trong đời thường, con người sẽ đạt đỉnh cao của trí tuệ ở khoảng tuổi 70, nhưng ở tuổi đó, cơ thể ta đang chống lại bệnh già. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, trí tuệ lúc 70 tuổi chỉ mới đạt tới ngưỡng cửa của luận thuyết tổng hòa vũ trụ. Nếu muốn trí tuệ tổng hợp phát triển hơn nữa, có khả năng xâm lăng vào ngôi nhà luận thuyết tổng hòa vũ trụ, và trở thành trí tuệ cao cấp thì đó phải là trí tuệ của người 120 – 150 tuổi. Và rồi sau này, các bậc hậu bối sẽ tiến xa hơn; đối với họ, con người được coi là minh mẫn, uyên bác chỉ khi đạt đến độ tuổi 200-300 tuổi.


Tôi đang bình về việc kéo dài độ tuổi uyên bác ở loài người, hòng hy vọng lấp được lỗ trống kiến thức của loài người so với tạo hóa vũ trụ.


Một lối thoát sáng lạn để loài người tiến nhanh trong lịch sử tiến hóa của mình là sáng tạo trong Đại học Trường Sinh, gác bỏ đời thường để thâm nhập vào Đạo của Trường Sinh. Khi ta học Đại học Khoa Học Trường Sinh, ta phải luôn luôn đi vào hư vô, luôn luôn có trí não son trẻ giống như thai nhi chuẩn bị chào đời, kiến thức cần phải được sàng lọc, luân chuyển từng ngày, cần phải đặt câu hỏi: điều đó có gì sai cũ không?


Ta cần phải biết cách biến sự kế thừa trí tuệ từ đời này sang đời khác bằng sự luyện tập tâm linh luôn quay lại vị trí hư vô, tĩnh mịch của không thời gian, không không gian. Từ đó, ta bắt đầu soi xét từng đánh giá trước đây của ta về kiến thức tổng quan. Quá trình đi ngược thời gian cũng là quá trình vận hành trẻ hóa tư tưởng, tình cảm, thói quen, trẻ hóa cơ thể, và trẻ hóa kiến thức … Kéo thời gian sống đời thường thành thời gian sống đời tiên. Tóm lại, vòng quay cuộc sống theo hình thức mới đã nhanh lên, trí tuệ sẽ cao cấp hơn, cuộc sống kéo dài hơn nhờ các nỗ lực tự thân.


Sau đây, ta hãy đánh giá xem vật lý học đã giúp nền học thuật của chúng ta ở điểm nào?


Khi nền vật lý đạt ở đỉnh cao nhất như là những quan sát hạ nguyên tử và các kết luận về trường điện từ của chúng, các nhà khoa học đã liên đới nghĩ đến Đạo giáo Đông phương. Các quan điểm về tổng hòa vũ trụ trên phương diện vật lý đã soi sáng bản ngã của linh hồn con người trong Thiền Tông. Vật lý học là cả một quá trình nghiên cứu bận rộn và tỉ mỉ, và chỉ là bước đầu của Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp. Vượt qua cửa ải Thiền Tông là một sự vận chuyển khí sôi động, một sự biến hóa vật chất sang điện sinh học, rồi sang trường năng lượng và ngược lại. Một sự khác biệt to lớn so với vật lý hữu cơ, vật lý về điện trường sinh hóa đem theo thông tin về linh hồn của con người. Ta tạm minh chứng từ cõi hư vô xuất hiện một sáng tạo về nền vật lý nghiên cứu Điện trường sinh học hóa đem theo thông tin về linh hồn của con người. Trong đó, khả năng truyền thông tin từ mật mã gen khỏe có thể thâm nhập cải tạo gen yếu hơn, sao cho hoàn thiện bằng gen khỏe của người cho.


Tôi cho rằng quá trình nghiên cứu vật lý hạt nhân của loài người mới chỉ bất đầu thôi. Thời đại ngày nay, các nhà nghiên cứu nên suy nghĩ về vấn đề ý thức sinh học đã dùng nguyên tử và các phản ứng hạt nguyên tử với các dạng hạt, sóng và trường năng lượng làm môi trường vận động của mình.


Bản thân ý thức (các thông tin dự kiến) làm nảy sinh một trường năng lượng ở con người, và đó là nguồn phát sinh hóa từ cơ thể động vật (con người) lan truyền trong không gian tương tự như chúng ta phát sóng truyền thanh, truyền hình và tạo ra dụng cụ nhận sóng phản chiếu lại. Có một sự khác biệt căn bản của sinh vật phát sóng và máy phát sóng đó là máy phát sóng chỉ tạo ra quá trình vật lý hạ nguyên tử ở trạng thái vô cơ, và trạng thái đó đã và đang diễn ra trên toàn vũ trụ. Tuy nhiên, sinh vật phát sóng đủ mạnh để áp đặt lên sinh vật khác, hoặc lên thiết bị máy móc khác lại là một quá trình đặc biệt hơn nhiều mà chúng ta gọi là quá trình vật lý hạ nguyên tử ở trạng thái hữu cơ, và trạng thái đó đã và đang diễn ra trên toàn vũ trụ. Mặc nhiên, nếu nghiên cứu về vấn đề trên sẽ là một bước đột phá mãnh liệt vào thế giới vật lý mới, thế giới vô cơ có linh hồn. Loài người vẫn cảm nhận rằng có một Đấng Tạo Hóa đã sinh ra tất cả, kể cả vũ trụ bao la. Đấng Tạo Hóa ở trong linh hồn ta, hòa vào hết thảy chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm chứng minh rằng từ hôm nay trở đi sẽ bắt đầu tồn tại luận thuyết mới về thế giới hạ nguyên tử có linh hồn. Qua sự ngẫu nhiên vô định đã có một loạt những xác suất không ngờ và cuối cùng đã sinh ra chúng ta trên trái đất này. Và chính loài người sau một quá trình tiến hóa vô song rồi đây sẽ là linh hồn của vũ trụ. Đấng Tạo Hóa cũng chính là ta. Tuy nhiên, cuộc chạy đua tiến hóa sẽ phân hóa chúng ta thành nhiều ngành khác nhau. Bởi vậy, chúng ta cần phải rất nhanh chóng truyền bá học thuyết Đại học Trường Sinh của mình, và thành ngọn hải đăng cho loài người tiến bước.


Quá trình phôi thai của loài người hôm nay đã phát triển một cách ngẫu hứng và phân tán. Giả thiết rằng sự tiến hóa ngẫu nhiên của loài người ngày nay đạt đến sức mạnh khổng lồ là làm chủ được những thiết bị kỹ thuật sai khiến được hành tinh như mặt trăng chẳng hạn nếu như vậy thì một nhóm kỹ thuật có thể chiếm giữ thiết bị đó và lỡ tay tàn phá tất cả sự sống trên trái đất trong khoảng khắc. Đó là ví dụ của ngày mai. Ví dụ của hôm nay là một nhóm loài người hùng mạnh nào đó về kỹ thuật và kinh tế luôn cảm thấy mình có thể trở thành bá chủ nhân loại. Thế giới có thể chia làm ba nhóm chính và cuộc cạnh tranh là để còn lại hai nhóm. Nhưng trước khi còn lại hai nhóm, hoặc giả một nhóm sống sót cuối cùng, thì cuộc tàn phá đã gần như tiêu hủy địa cầu, nếu không muốn nói là loài người có thể tự hủy diệt bản thân mình. Cho nên, trong thực tế, trong vòng một ngàn năm tới, con người cần phải được trang bị học thuật Đại học Trường Sinh một cách phổ cập đều khắp, giống như là trường hợp phổ thông trung học ngày nay. Và cao hơn nữa, luật của tiến hóa sẽ đưa Đại học Trường Sinh lên tầm cỡ mới mẻ, hiện đại hơn, nhằm đưa loài người bừng tỉnh trong một khuôn khổ tư duy biến thiên liên tục. Từ đó, con người có thể sống lâu hơn, thông minh hơn và dàn xếp một trật tự thế giới có lợi cho tương lai của loài người, cho tương lai của vũ trụ mà trong đó, tạo hóa chỉ ra rằng vũ trụ vô cơ bắt đầu có linh hồn loài người. Muốn đạt được điều đó thì trong vòng một ngàn năm, phải phổ cập Đại học Trường Sinh trong vòng năm ngàn năm, phải đưa tuổi con người lên năm trăm tuổi, trí tuệ của loài người phải đạt đến tư duy trừu tượng nghe và thấy sóng điện từ sinh hóa, cơ thể con người phải đạt đến trao đổi chất toàn diện (thể thủy tinh). Và con người đến cuối giai đoạn này phải đạt tuổi một ngàn. Trong mười ngàn năm tới, con người phải đạt được hơi thở của vũ trụ (thở bằng hào quang vũ trụ) và cơ thể từng phần được chế tạo bằng vật liệu sinh hóa có công năng vĩnh cửu, có thể thay thế tiến hóa hơn.


Sở dĩ ngày nay loài người phải gấp gáp thâm nhập và tính di truyền là để tạo ra cho con người hơi thở vũ trụ, đưa trí tuệ loài người vào định hướng tiến hóa có lợi cho sự tồn tại của họ. Và định hướng này được tạm đặt tên là Đại học Trường Sinh theo một ý nghĩa là sống càng lâu, con người càng thông minh hơn.


Thực tế là quá trình của Đại học Trường Sinh là vô cực, học mãi, tiến hóa mãi mãi, không ngừng sáng tạo, không ngừng thay đổi. Quá trình này đòi hỏi thời gian hàng chục năm, hàng trăm năm. Mục tiêu của tôi là đưa con người tiến hóa đến vô cực, lúc bấy giờ họ đủ khả năng đồng hóa theo vật chất vũ trụ và rồi tác động tiến hóa vũ trụ theo một khả năng vĩnh cửu nào đó.


Cấu tạo của sinh vật và vật chất vô cơ theo quan điểm mới:


Thực tế, vật chất vô cơ và hữu cơ đều có hào quang riêng của mình. Nếu phân tích đến nguyên tử thì hai dạng đều giống nhau, đều cấu tạo từ một tập thể các nguyên tố hóa học mà thành. Chính sự tự vận động hạ nguyên tử đã sinh ra hào quang, tức các trường năng lượng đặc biệt của riêng từng dạng khác nhau. Sự khác nhau căn bản ở chỗ, một bên là vật chất muôn thủa, vĩnh cửu, còn một bên có sự sống tức là sẽ chết. Như vậy, ta đặt câu hỏi: thiên nhiên, vật chất vô cơ trong vũ trụ có cần học hỏi con người để tư duy không? Ngược lại, con người có cần học hỏi hệ vô cơ của vũ trụ về sự ổn định của một sự phân rã chậm rãi hàng tỷ năm không? Tôi cho rằng nên học hỏi lẫn nhau. Nói cách khác, chúng ta hãy chen vào vũ trụ vô cơ và tạo ra một vũ trụ có linh hồn con người. Quá trình chìm đắm trong thiền học đưa trí não vào không thời gian và không không gian chính là quá trình định hướng vào vô cơ. Hơi thở oxy được nạp thêm hơi thở khí huyết và trường vũ trụ là quá trình thay thế hệ thống thể trên trái đất bằng hệ thống trường năng lượng vũ trụ.


Quá trình hướng về cội nguồn thai nhi là quá trình lọc các ký ức dĩ vãng và thay cơ cấu quản lý xã hội bằng một cơ cấu định sẵn có tính thiết bị máy vô cơ. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ hoàn toàn trở thành máy móc vô cơ. Mà chúng ta định hướng thành những con người bằng vật liệu sinh hóa có tổ chức các hệ mạch tương đương hoặc cao cấp hơn hệ thần kinh hiện nay của con người, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo 1000 tỷ bóng hoặc cao hơn nữa.


3.2.     Quá trình trao đổi chất và năng lượng của tế bào:


Ở đây, ta chú tâm vào tế bào của người có học thuật trường sinh học. Tất cả các luận điểm của tôi là dựa vào thí nghiệm trực giác và những phỏng đoán dựa theo cảm nhận tự thân. Chúng ta đều biết rằng, tất cả giới động vật đều sống bằng năng lượng tự thân, đó là quá trình oxy hóa thức ăn nước uống. Nói cách khác, đó là quá trình hít thở, ăn uống và bài tiết. Trong cơ thể sống, tất cả các tế bào, tuy có thể mang chức năng khác nhau, đều có hai nhiệm vụ quan trọng là giữ một dạng năng lượng nhất định và duy trì tái tạo sức sống.


Ở đây, chúng ta chưa mô tả quá sâu về cấu tạo của tế bào (đó là bài học đã được quan sát tỉ mỉ và viết thành sách học thuật). Thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa ghi nhận được quá trình mã hóa thông tin từ bên ngoài tế bào, bởi vì cũng như vật lý học hiện đại đã khẳng định rằng, khi nghiên cứu về hào quang hạ nguyên tử thì ngôn ngữ loài người không còn định nghĩa được nó nữa. Cũng như chúng ta, hiện tại chưa thể dùng phương pháp nghiên cứu và lời văn của ngôn ngữ hiện tại để trình bày rõ quá trình trao đổi năng lượng của tế bào dưới góc độ ảnh hưởng của trường sinh học. Bây giờ, ta trở lại câu hỏi: ngoài quá trình trao đổi chất của tế bào thì trao đổi năng lượng sẽ như thế nào? Tế bào là một sự sống dạng nguyên sinh, bên trong của nó là các đại phân tử, trong đại phân tử là các phân tử, bên trong phân tử là các nguyên tử hữu cơ và trong nguyên tử hữu cơ là nguyên tử vô cơ. Chúng ta suy xét rằng, khoa học phân tích được nguyên tử vô cơ, tập hợp một tập thể khổng lồ của nguyên tử vô cơ sẽ tạo ra vật chất vô cơ. Những tập hợp khổng lồ của các nguyên tử hữu cơ sẽ tạo ra sinh vật. Trong mười lăm tỷ năm ánh sáng kể từ vụ nổ BigBang, quá trình tạo ra vũ trụ đã tuân theo một khái niệm nào đó mà sự ngẫu nhiên của tiến hóa của nguyên tử vô cơ đã có một chi nhánh tiến hóa xác suất đúng liên tục để hôm nay có loài người, có trái đất và toàn cảnh sinh vật chúng ta.


Một quá trình không tưởng đã đưa một kết cục biến thiên từ vô cơ sang hữu cơ nói cách khác, từ không linh hồn sang có. Thực ra, có phải như vậy không? Hay là trong hào quang của vạn vật vô cơ ngàn tỷ tỷ thiên hà, quá trình thống nhất của chúng đã tất yếu sẽ sinh ra vật thể sống? Nếu như vậy, chắc chắn rằng ngoài chúng ta ra, trong vũ trụ còn tồn tại một số dạng linh hồn sống khác lạ nữa và chúng ta như mới chợt sinh ra trong vũ trụ của họ. Chính vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng tiến hóa, nếu không, loài người cũng như toàn bộ sinh vật trên trái đất có thể chết yểu như là một quy luật luân chuyển, để vũ trụ sẽ tạo ra một hệ thống sinh vật khác thích nghi hơn chúng ta. Đó là sự thích nghi trong điều kiện vũ trụ bên ngoài trái đất.


Trở lại vấn đề tế bào và quá trình oxy hóa trao đổi chất. Thực tế, khi ta lạc vào tĩnh lặng và chuyển hóa khí, hơi thở của ta rất nhẹ, sâu. Nhẹ đến nỗi ta cần rất ít oxy, đến quên mất là ta đang thở. Tuy nhiên, khi dòng khí vận chuyển trong cơ thể, ta biết rằng máu trong người có cường độ chảy mạnh hơn, năng lượng hình như tăng cao làm nhiệt năng cơ thể tăng lên 0,50C – 10C. Mặc dầu vậy, nhiệt lượng tăng lên không phải do tăng cường oxy hóa trong các tế bào cơ thể, mà do trường năng lượng điện từ xảy ra làm quá trình sinh hóa biến thiên, có thể là do giao thoa trường năng lượng điện từ mạnh lên, dâng tràn, quá trình trao đổi chất đào thải các phân tử tự do tăng cao làm cơ thể bài tiết nhanh hơn, nhưng trái lại ta ăn ít hơn. Vì sao vậy? Chính là do sự hợp lý hóa khi sử dụng năng lượng của một người luyện tập Đại học Trường Sinh. Một người thông thường luôn bị phân tán bởi những vướng mắc của cuộc sống loài người dẫn đến sự hao hụt rất lớn năng lượng trí não. Qua phân tích chứng thực thì một người thường. Ta nói rằng, người giác ngộ đã tiết kiệm ½ lương thực thực phẩm cho cuộc sống nói chung. Khi ta vận khí lưu thông là ta đang dùng hơi thở thứ hai, hơi thở này, ngoài tác dụng bài tiết triệt để các phần tử thừa của cơ thể. Điểm cốt lõi của luận thuyết về kéo dài tuổi thọ là ở chỗ lục phủ ngũ tạng của ta làm việc ít đi do quá trình oxy hóa còn một nửa và các phần tử tự do được gột sạch, có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm thiểu, sức khỏe nhờ đó tăng rõ rệt.


Cho đến khi chúng ta giác ngộ cao hơn bằng việc thu nhập được năng lượng trường vũ trụ (linh hồn sống của vũ trụ). Ta có hơi thở thứ ba, đó là sự thanh hóa một lần nữa của hơi thở thứ hai, và tạo cho ta một phong thái dung hòa trời đất, vạn vật. Chúng ta đang tiến đến sự sử dụng năng lượng trong từng tế bào hợp lý hơn nữa và ngấp nghé cửa vào vũ trụ. Các nhà vật lý và hóa học tương lai có thể tìm cho loài người một phương pháp thở ít oxy và gần gũi với khí hậu vũ trụ hơn. Cũng như con người có thể lọc oxy ở trong gió bão vũ trụ chăng?


Bây giờ, chúng ta có thể phát triển suy luận về máu của người đã giác ngộ. Khi ta thở ít đi nhưng cường độ lưu thông máu mạnh lên thì cơ thể sẽ dư thừa năng lượng, phấn chấn và yêu đời! Vậy, nguyên nhân dẫn đến trao đổi chất mạnh lên có phải do nguyên tử khác oxy không? Theo tôi cảm nhận, dòng khí vận hành trong cơ thể đã làm tế bào tự tách lấy oxy cho mình và đem oxy đó thấm ngược vào mạch máu. Nó sinh ra một dạng năng lượng tư phân tích oxy đó thấm ngược vào mạch máu. Nó đã sử dụng các dạng….sinh ra một dạng năng lượng tự phân tích oxy ngay tại tế bào và mạch máu chỉ còn làm nhiệm vụ bài tiết. Chúng ta cảm nhận rằng cơ thể nhiều nước của chúng ta là một môi trường rất thích nghi với việc đi tìm oxy thay thế. Khi hơi thở nhẹ mang ít oxy đến với tế bào thì hơi thở thứ hai đã phân tích nước trong tế bào để tìm ra một lượng oxy khác khỏa lấp chỗ oxy thiếu đó.


Khi chúng ta lạc vào đến hơi thở thanh hóa thứ ba, hơi thở của ta còn nhẹ hơn nữa. Khi cơ thể gần đạt đến siêu tĩnh thì chúng ta cần rất ít năng lượng. Lúc đó, chúng ta có một hệ thần kinh cực kỳ linh động, cơ thể tiến đến một sự hoàn hảo trong sạch như là thủy tinh và đó là bắt đầu một sự tiến hóa khôn lường…


Chúng ta đang từng bước thực hiện những tư duy sáng tạo không ngừng, nhưng đừng quên luôn luôn thí nghiệm và thực hành. Tôi không biết cho đến nay có bao nhiêu người đang tư duy giống tôi? Có bao nhiêu người đã thí nghiệm và trải nghiệm theo một con đường tiến hóa khác của loài người? Tuy nhiên, rồi đây chúng ta sẽ gặp nhau, rồi đây chúng ta sẽ hội tụ lại trên các nẻo đường xa xôi bởi vì suy cho cùng, chúng ta có những trái tim với sự yêu thương loài người vô bờ bến và ý chí dũng cảm đương đầu với các thách đố từ vũ trụ bao la trải rộng trước mắt chúng ta.


Quá trình tiến hóa con người và quá trình tiến hóa hệ thống máy móc là hai quá trình song hành mật thiết với nhau. Đến một chu kỳ nhất định, khi mà loài người tiến hóa đến trường sinh, thì công cụ kỹ thuật sẽ tiến hóa đến sự vận hành của không gian, một hệ thống tự điều khiển, tự cải tiến và là phương tiện không thể thiếu được của loài người. Để tiến đến nơi đó thì ngày hôm nay, chúng ta không thể hài lòng với kỹ thuật hiện có. Cần phải lập luận ngược lại, đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời có thể là kỳ lạ nhất, khác thường nhất. Có những kết luận hiển nhiên nhưng loài người còn chưa quan tâm là một người giác ngộ sẽ chỉ ăn bằng một nữa người thường vậy thì một nửa nhân loại “giác ngộ” sẽ nuôi sống thêm một phần tư nhân loại nữa … Nếu mỗi người hai lần giác ngộ, sẽ chỉ ăn bằng một phần ba người thường hoặc ít hơn nữa. Thế thì ngoài việc nuôi sống thêm những phần nhân loại còn lại, còn phải kể đến quá trình di chuyển trong không gian xa xôi của vũ trụ, anh ta chỉ cần một năng lượng nào đó, một lượng oxy nào đó rất tối thiểu, so với một con người ngày nay bay vào không gian.


Lạc thú lớn nhất của loài người là sự kết hợp âm dương giữa người trai và người gái. Ngoài khái niệm duy trì nòi giống, nó còn mang biểu hiện cân bằng giữa cương và nhu. Nó biểu lộ những xúc cảm thần thánh cao cả, rúng động đến từng tế bào cơ thể của mỗi bên. Tạo hóa sinh ra hai nửa âm và dương của một cơ thể mới, đó là con chung của hai nửa đó. Nhưng nói như thế chưa đủ, đứa con chung chính là phần hồn chung đã được phát huy bay bổng và quay lại kích thích sức sống của mỗi nửa cá thể kia. Chính những nửa hài hòa nhất với nhau đã cộng sinh lại tạo ra linh hồn của vũ trụ đó, đó là nơi tận cùng trọn vẹn nhất, trong sáng nhất và chính đó là nơi mà vũ trụ bắt đầu lại. Quá trình luân hồi liên tục tạo ra một hệ dao động nhanh và chúng ta phải bắt đầu một quan điểm mới hơn về vũ trụ.


Dưới đây là một kết luận cực kỳ quan trọng, xuyên suốt của Đại học Trường Sinh:


Chính trí tuệ tự đào tạo chúng ta thông qua tư duy và thí nghiệm là Niệm pháp của phép luyện Khí công trong đó, Khí là chất sống, còn Niệm là nhân của chất sống đó.


Chúng ta biết rằng, mỗi tế bào sống đều có nhân mang toàn bộ đặc điểm của cơ thể sống, và đặc điểm riêng của tế bào đó. Nhiều loại tế bào đã được phân phối chức năng riêng biệt để cùng phối hợp tạo ra một cơ thể sống nhất định. Như vậy, trong mỗi tế bào đều có tính toàn thể về tính cá nhân. Tế bào chịu sự nuôi dưỡng của thần kinh và mạch máu, nhưng cũng chịu trao đổi chất của thần khí tự phân rã oxy mỗi khi có khí chạy qua, chúng sẽ tự cải tiến và thải vào máu các chất thừa thãi.


Chính tư duy của ta mà ta gọi là “Niệm” là nhân của chất sống mà ta gọi là “Khí”. Một chuỗi các quan điểm tư duy đúng đã tạo nên một trường điện từ gọi là từ “Niệm”, từ Niệm chính thức tồn tại giống như Hồn. Nó có thể là một chùm sóng được giải thích nôm na bằng từ ngữ loài người nhiều khi khó hiểu, nhưng định hướng được. Con người cóthể nghe thấy lời giải thích, nhưng để truyền vào bên trong người họ thì phải nhờ “Khí”. Khí là một dạng vật chất đặc biệt giống như electron, nhưng không hẳn là electron vì nó mang thông tin của vật chất sống và “Niệm” là linh hồn của vật chất sống đó.


Khi ta muốn cải tiến cơ thể của ta ở một khu vực nào đó, ta dồn khí hải vào khu vực đó và bắt đầu niệm, niệm đó là ngôn ngữ kỹ thuật của tư duy và thí nghiệm mà ta cho là đúng và với niềm mong muốn khu vực đó được lành bệnh, tiến hóa tốt hơn. Thời gian trôi qua, sự tiến hóa sẽ xảy ra đó là ta đã đi đúng hướng, công việc của ta đã đem lại hiệu quả. Nếu ta muốn cải tiến một sự khiếm khuyết nào đó của một người bệnh, ta cũng làm như thế. Ta hãy dùng “Khí Niệm”. Có thể dẫn truyền trực tiếp bằng cơ thể người bệnh hoặc cách không. “Khí Niệm” sẽ tạo ra một trường hưởng ứng của đối tác, thúc đẩy khu vực bị bệnh học tập một tập hợp thông tin lành mạnh hơn hẳn của bản thân mình. Trường thông tin “Khí Niệm” tốt hơn sẽ thay thế trường năng lượng bệnh tật. Qua một thời gian nhất định, người bệnh sẽ lành và nội quan mới lành lặn có cấu tạo tương đồng với nội quan của người bệnh. Qua việc đó, ta rút ra hệ quả như sau: chính ta đã trao cho người bệnh một phần cơ thể sống của ta bằng cách biến phần đó thành một trường năng lượng đan xen vào trường năng lượng của người bệnh và thẩm thấu vào bên trong, từ từ cải tiến khiếm khuyết của người bệnh. Như vậy, ta đã chuyển hóa tốt lên cả chất sống và cả gen di truyền của người bệnh.


Về vấn đề này, tôi sẽ phân tích rất sâu ở các chương sau.


Sau đây, chúng ta sẽ phân tích hình thức lĩnh hội phần Đại học Sinh Khí Hóa trong cơ thể người:


<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 18pt; TEXT-ALIGN: justify" align=just