Đời thường có một số người phẫn nộ hoặc yếu thế coi thường cuộc sống, họ có thể quyên sinh vì một mục tiêu nào đó, họ có thể tự kết thúc cuộc sống trong một cơn buồn khổ giản đơn. Tuy vậy, đại đa số chúng ta đều muốn sống khoẻ mạnh, lâu dài, tuy cuộc sống luôn thôi thúc tìm việc làm, chỉ có việc phải làm lụng liên tục. Thời gian rồi trôi qua, loài người đang sáng tạo ra tình yêu cuộc sống, các vật thể phục vụ cuộc sống và các không gian tốt đẹp hơn để sống trong đó. Cuộc đời thoả mãn tự thân của xã hội ngày nay đang bắt đầu lạc hậu. Chúng ta không yên lòng khi lấy vợ lấy chồng quá sớm. Hãy sống đến 40 tuổi rồi xem. Phụ nữ đang đẹp nhất ở tuổi 30. Đôi khi mái ấm xã hội kêu gọi hơn mái ấm gia đình. Đi du lịch xa vạn dặm hơn đi gần nhà. Tuổi 50 ngày nay thì bằng xưa kia người ta 40 tuổi … Loài người đang phấn kích bước vào một xã hội mới hơn, một xã hội nhiều lạc quan với phương tiện giao thông tốt, y học tuyệt vời có thể chữa các bệnh ngày xưa phải bó tay.
Nói về quá trình hình thành thuyết trường sinh, tôi có thể tóm tắt như sau: năm 1970, tôi bị đau đầu (hiện tượng chớm của dịch đau màng não), điều này làm đầu óc suy nghĩ miên man. Các ý nghĩ chen chúc sau khi tôi đọc chữa sao? Lúc đó, tôi nhớ đến Tây Du Ký có đoạn Đường Tăng ngồi thiền không nhúc nhích, ngồi yên lặng. Có lẽ phải dừng sự xáo trộn trí não bằng Thiền học chăng? Thời kỳ 1970, ở miền Bắc Việt Nam có rất ít sách kỹ thuật. Vả lại, tôi cũng không có sách đọc, không ai dạy bảo. Thoạt tiên, tôi ngồi xem đồng hồ chỉ có thể dừng ý nghĩ được 5 giây thôi. Tuy nhiên, lòng quyết tâm đã thắng, tôi có thể ngừng suy nghĩ được 5 phút. Đó là cả một thử thách lớn lao ở đứa trẻ 17 tuổi lúc bấy giờ. Sau đó, tôi nghiệm ra một chân lý: khi não bộ suy nghĩ lung tung, nó sẽ bị nóng đỏ lên như than hồng. Ta phải tịnh não trong những khoảng thời gian ngắn cho nó nguội lại, ta phải cố gắng, rất cố gắng. Hồi đó, mẹ tôi phụ trách bếp ăn trưởng C500, bà hay lấy não heo hoặc não bò cho tôi ăn. May nhờ trời, tôi đã không bị tàn phế não. Thực ra, đến mấy năm sau, cho đến khi học đại học ở Praha, tôi vẫn còn bị chứng lãng quên. Năm 1971, khi tôi đi thi vào đại học, tôi biết rằng cố học để nhớ cho kỳ thi và sau đó sẽ quên hết. May mà tôi đã nhớ được trong khoảnh khắc đó. Cho tới hôm nay, sau 30 năm, trí tuệ tôi hiện đang phục hưng, không còn quên trước quên sau nữa. Trong thời gian học Đại học Kiến Trúc ở Praha, tôi đã cố gắng đọc sách về nhiều vấn đề khác nhau như: xã hội học, tâm lý học, hội họa, điêu khắc, giới tính. Tôi quan niệm rằng cần phải biết thật nhiều để có thể nói trôi chảy và nói đúng. Người ta muốn giải quyết một vấn đề phức tạp nào đó thì phải biết tất cả các vấn đề ngoại vi, phải suy nghỉ cả các vấn đề ngoại vi và phải suy nghĩ về 100 cách giải quyết khác nhau. Nhưng cách giải quyết mà ta tự quyết cuối cùng là cách tốt nhất. Điều này là điều cực kỳ quan trọng, vì trong cuộc sống phúc hợp của loài người, con người luôn luôn đứng trước những vấn đề nan giải (nhất là khi mới lớn), nếu vượt qua được dễ dàng thì người đó trở nên thư thái nhanh nhất. Ta cố tránh tình trạng sốc lâu quá. Từ lập luận rằng, cần phải lãng quên quá khứ xấu xa, khó khăn, phức tạp. Những quá khứ đó làm ta buồn rầu, đầu óc khó chịu, làm tích tụ căn bã do ức chế quá đáng. Thật sự, lý luận về sự lãng quên không có nghĩa là quên hẳn. Thật ra, ta chỉ cất những dĩ vãng khó chịu đó vào một nơi nào đó trong tiềm thức và không thèm ngó ngàng đến chúng nữa.
Như vậy, vừa qua, ta rút ra hai kết luận: muốn làm an tâm hồn thì phải giảm các suy nghĩ viễn vông đi, suy nghĩ nào không đem lại lợi ích thì bỏ đi, thậm chí nhiều lúc không cần suy nghĩ nữa mà hãy chìm lắng vào hư không. Thứ hai, cần phải áp dụng chiến thuật lãng quên, quên những cái gì không cần thiết, xấu xí, giống như ta tẩy rửa nó cho hồn ta trong sạch.
Thực chất, chúng ta học rất nhiều mà không sử dụng được bao nhiêu! Vậy thì bỏ đi để tư duy sáng tạo cái mới, mới tinh khôi chưa xuất hiện bao giờ. Hãy làm cho thần kinh mát xuống, trống vắng, hãy sống vô tư lự. Thực chất, khi ta đi vào thinh không vô cực, ý nghĩ của ta rất nhanh. Ta gặp rắc rối chăng, lập tức có 100 cách giải quyết xong. Như vậy, đã có thể trở về trạng thái vô tư rồi.
Thực chất, con người sinh ra lớn lên cũng cần phải học kiếm lấy một nghề nuôi thân. Cho nên người ta thường nói, khí công học từ 25 – 30 tuổi trở đi. Cuộc sống tự thân là một quá trình phấn đấu của con người. Để có nhà cửa, cái ăn cái mặc thì phải trải qua những khó khăn, lao vào những sự việc nhiều khi rắc rối, khó chịu, để rồi lại vượt qua. Phải vượt qua ghềnh thác của cuộc sống một chặng thời gian 5 năm, 10 năm, anh mới thành người được. Chính vì vậy, Đại học Trường Sinh sẽ học chen vô cuộc sống loài người. Có thể bắt đầu từ phổ thông trung học (cấp III) trở đi cho đến đại học nào đó và rồi tiếp tục sáng tạo ngành học này trong quá trình làm việc sau này.
Quá trình hình thành nhân cách chính là quá trình trưởng thành theo thời gian của con người ta, nên tự đấu tranh gột bỏ những đức tính xấu và rèn luyện đức tính tốt. Quá trình luân lý này gần với học Đạo Giáo (gần thôi chứ không phải tất cả). Đó là quá trình rèn luyện luân thường đạo lý xã hội, cũng gần như học ở trường Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Chúng ta nên hiểu rõ chữ Tâm + Đạo, kể cả lương tri cũng đồng nhất như lời nói và hành động của chính chúng ta.
Quá trình thu thập kiến thức phổ thông và kiến thức đại học là quá trình tương tự như ta đã từng học hỏi sau nhiều năm ở ghế nhà trường. Đó là quá trình kết tụ kiến thức kỹ thuật về nhiều khoa học khác nhau – nghệ thuật và các kiến thức chuyên sâu như: vật lý hạ nguyên tử, hóa sinh phân tử, thuyết tồn tại vũ trụ, mối quan hệ giữa Đạo và thuyết hạ nguyên tử và cuối cùng chuyên sâu nhất, rộng nhất chính là Học thuyết Trường Sinh của chúng ta. Trong quá trình hình thành thuyết Trường Sinh, chúng ta còn phải kể đến mối dung hoà giữa đạo và gia đình, tức là giữa hư không và dục vọng sống, ở đây nảy sinh học thuyết phòng trung thuật, mô tả mối quan hệ luyến ái kiểu trường sinh.
Tiếp theo, cần nhờ đến giải pháp khắc phục những trở ngại trong mối quan hệ giữa công việc ta cần làm và thế giới vận công trong tịnh tâm, phân tích hai thế giới giữa kiếm sống và tĩnh tại, những nghịch lý và thuận lý, sự kết hợp và ràng buộc, không tách rời mà liên quan kết gắn chặt chẽ với nhau.
Cuối cùng và bao la nhất là sự chiêm ngưỡng một số đạo giáo, mà quan trọng nhất là Đạo Phật (Khổng Lão), Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Nền tảng của các Đạo cũng chính là lương tri của loài người. Đó là tấm gương của xã hội quần thể. Ta tạm hiểu là: Đạo là phần hồn của con người, xã hội, làm việc kiếm sống và gia đình là phần xác của con người.
Linh hồn và thân xác là một tổng thể hợp nhất là con người. Sở dĩ Đạo giáo phát triển thành nhiều hướng khác nhau là do loài người thuở trước bị hạn chế thông tin, đồng thời, cũng như ngôn ngữ đa dạng, màu da đa sắc. Tuy nhiên, trên một bình diện tổng thể có tính tổng quát hóa thì các đạo cũng chỉ như một Đạo thực thể có thể thống nhất được. Cơ sở của sự thống nhất đó là không gian rỗng của tư tưởng trường sinh khi người ta quay về cảnh hư vô rộng lớn không có không gian và thời gian, không có quá khứ, hiện tại và tương lai. Đạo Phật gọi là Ngộ, Thiên Chúa Giáo gọi là Đức tin, Đạo Hồi gọi là ngây ngất Đạo … Trong khung cảnh đó, tất cả lương tri, tâm đạo, đức tin và lòng suy tôn ngây ngất là những khối không gian nhỏ bay lượn, hoà quyện với nhau tạo ra linh hồn. Phần kia là gia đình và xã hội nơi ta làm việc, sống và sanh sôi, bên này cũng tạo ra những quần thể tròn rộng lớn, hòa quyện thống nhất trong một tổng thể vật chất gom lại thân xác con người là một tượng trưng cho phần này. Như vậy, một bên là phần hồn, một bên là phần xác, hai bên luôn luôn hoà quyện nhau, bảo vệ nhau, và tạo ra một chính thể duy nhất – đó là vật chất và hào quang của nó – vật chất tạo thành hào quang, và ngược lại hào quang quay trở lại trạng thái vật chất. Sự chuyển hoá vĩnh cửu đó chính là cội nguồn của học thuyết Trường Sinh.
Cấu tạo của thuyết Trường Sinh bao gồm những lập luận ngẫu nhiên và tất yếu, giải thích tâm can của loài người. Con người cần gì? Họ cần hạnh phúc, sức khoẻ và sống lâu để làm gì? Để nhanh chóng thích nghi toàn bộ với vũ trụ, trở thành một trong tất cả và tất cả trong một.
* Phương tiện để lập luận bao gồm:
5.1. Kiến thức và kỹ thuật luôn tiến lên phía trước, ngày càng thấu hiểu cấu tạo tổng thể vũ trụ, cấu tạo tổng thể con người và sinh vật, ngày càng sáng chế ra công cụ nhằm sát nhập con người vào không gian nhanh hơn, chính xác hơn, hài hoà hơn.
5.2. Dùng Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp để đưa kiến thức mới vào cơ thể người, tái tạo nhanh khả năng suy luận về tổng thể vũ trụ và con người, thay đổi có lợi về ADN người sao cho phù hợp với quá trình tái tạo sức khoẻ, tái tạo tuổi trẻ, tái tạo tâm hồn.
5.3. Từ hai phương tiện trên, chúng ta tổng hợp lại và bắt đầu tiến hóa nhanh dần. Một khi kiến thức tổng thể bão hoà, tự bản thân ta sẽ quay lại điểm vô cực để tiến hóa tiếp theo, bắt đầu lại tại không gian trống vô thời gian, xuất phát điểm của trạng thái trước Plasma và vòng xoáy liên tục cho đến khi cơ thể ta bị tàn phai gục ngã.
Tuy nhiên, trong một tương lai có thể cảm nhận được, chúng ta sẽ có đủ kiến thức tái tạo lại cơ thể sống của chúng ta, có thể lắp đặt thiết bị (vật liệu) vĩnh cửu vào cơ thể thay thế xương, thịt, máu và lục phủ ngũ tạng, hệ thần kinh toàn thân, có thể tái tạo lại não bộ thần kinh, tuỷ sống bằng kỹ thuật vật liệu sinh học. Nhưng mục tiêu của người máy thay thế đó, tất nhiên loài người sẽ nghĩ đến giải pháp thích nghi với đời sống thiếu oxy trong vũ trụ (vấn đề này sẽ được đề cập ở phần cuối cuốn sách này).
Học thuyết Trường Sinh là một lý luận ngày một biến hoá cũng như vừa qua chúng ta đi hết vòng tròn của phần mở đầu nhập môn học này. Sẽ còn nhiều vòng tròn nữa chờ đợi các bạn thâm nhập vào. Riêng tôi đang khai mở những vòng tròn phía trên cao. Chúng ta sẽ đi mãi mãi với những vòng tròn lên cao và rộng mở hơn nữa đồng điệu với thời gian vô định và không gian vô định và rồi đây chúng ta sẽ nhờ các hậu duệ sáng tạo tiếp tục học thuyết này. Hạnh phúc lớn nhất của tôi được là con người đã cùng được sinh ra trên trái đất như các bạn và đã mở ra một điểm sáng mở đầu cho kỷ nguyên tăng tốc của số phận loài người hoà nhập vào vũ trụ. Sau một vòng cung nhập môn hôm nay chúng ta đang trở lại thực tại và bắt đầu nhập tâm một chương quan trọng nhất của lý thuyết này đó là Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp.