Thực sự kể từ lúc cơ thể gọi là người cho tới nay chúng ta đã trải qua 100 ngàn năm tiến hóa. Thực ra so với lịch sử của vũ trụ thì khoảng khắc đó cực nhỏ. Cho nên con người được hiểu như là vừa mới sinh ra. Con người ngày nay đang trong tình trạng hỗn độn của quá trình cấu tạo quần thể xã hội. Sự xung khắc của cá nhân với cá nhân, của tập thể với tập thể, quần thể này với quần thể khác cũng như sự cấu tạo của các thể chế quốc gia, cấu tạo các thành phố, các hệ đô thị và ngoại thị, các cấu tạo đó hiện là rất sơ khai. Tuy nhiên, các cấu tạo đó không bao giờ hoàn thiện cả vì trí tuệ con người sẽ đột biến thành một sức mạnh vô biên. Sự tiến hóa của cấu tạo hệ thần kinh trung ương sẽ định hướng bằng hệ thần kinh tương lai của con người, nó là hệ quả của máy sinh học khổng lồ chi phối các thành viên bằng việc cấp phát năng lượng sống theo từng thời kỳ lâu dài (1000 năm) sau đó là quá trình quay lại hồi sinh và tái tạo cơ thể thần kinh mới.
Trong 10 ngàn năm tiếp theo, con người sẽ tiến hóa sang thể thủy tinh. Một phần trí tuệ, và một phần sức mạnh được lắp đặt. Con người sẽ bắt đầu từ đồng hóa năng lượng vũ trụ cho cơ thể mình và dự trữ vào những không gian kỹ thuật. Dĩ nhiên, các giác quan không hề thay đổi mà có thể tăng thêm, có thể nghe thấy, và nhìn thấy nhiều hơn, có thể hiểu được ý nghĩ của đối tác tâm sự, có thể truyền cảm qua không gian và thời gian? Có thể chỉ cần năng lượng vũ trụ mà không cần ăn trong một thời gian dài.
Trong một ngàn năm tới (kể từ ngày nay) con người sẽ chuyển biến xen kẽ trí tuệ người tiên. Tỷ lệ người tiên sẽ không ngừng tăng lên trong xã hội và sẽ tăng đến mức tuyệt đối là 100% trong một ngàn năm sau. Các cơ hội chiếm lĩnh trí tuệ không phải dành cho tất cả mọi người cũng như sự uyên bác của người tiên cũng không phải là ngang nhau. Sự cần thiết hay không cần thiết, sự uyên bác hay người ít học đều như nhau trong xã hội đồng nhất nhân đạo ngày nay. Các cuộc chiến tranh của loài người theo sự tiến hóa của chính học sẽ bị tiêu diệt dần và kết thúc ở năm 3000, hoặc 4000 (trí tuệ của người tiên bù lắp 100% trí tuệ con người).
Tiếp theo là thời kỳ xa lộ trí tuệ, con người sinh ra có nhược điểm thì được chữa trị cũng như không thâm nhập vào xa lộ trí tuệ đó. Nhưng thành phố trí tuệ sẽ được nối nhau bằng siêu xa lộ trí tuệ trên toàn thế giới và sinh ra kỷ nguyên cộng đồng đầu tiên.
Từ năm 4000 trở đi con người sẽ có khả năng kết hợp với thiết bị kỹ thuật thông minh lý sinh hóa bắt đầu thời kỳ đột biến do nhu cầu nhanh hơn, toàn vẹn hơn và thâm nhập vào vũ trụ xa hơn.
Loài người sẽ hết sức lo sợ nạn “nhân mãn” nếu tuổi đời kéo dài gấp đôi, gấp ba hoặc mười lần ngày nay từ nạn “nhân mãn” sẽ sinh ra chiến tranh giành đất sống, thực phẩm và nguồn nước uống. Như vậy, thế giới người tiên sẽ phân tích ra sao nếu loài người có tuổi thọ gần như vĩnh cữu. Hậu quả là sức tăng dân số sẽ bùng nổ, tràn ngập và trái đất sẽ trở nên vô cùng chật chội, thiếu nước, thiếu thức ăn. Con người gây ra một cuộc chiến tranh kỹ thuật cao cực kỳ tàn bạo hủy diệt 99% loài người.
Chính vì những phân tích như trên nên con người đã sáng tạo ra một số thể loại tôn giáo: đạo giáo, hồi giáo, phật giáo … mục tiêu là tạo ra chữ Tâm cho con người, chữ An cho số phận và chữ Yên cho đồng loại và cuộc sống. Tôn giáo là những phát minh thần kỳ của con người tạo ra các cộng đồng đoàn kết một xã hội trong đó con người đùm bọc lẫn nhau đấu tranh chiến thắng thiên nhiên. Tuy nhiên, tôn giáo tự thân đã chia thành nhiều thể loại từ một mục đích chung do ngôn ngữ loài người quá phong phú nên quá trình ngôn ngữ tất yếu sẽ xảy ra nhưng hôm nay thì chưa. Loài người đang sống trong hoàn cảnh đa tôn giáo, mỗi một tôn giáo có lý luận riêng và không gian cảm nhận tôn giáo tự thân đã là di sản văn minh trái đất, tự thân tôn giáo đã không thể kết hợp với nhau được nữa? Cũng vì tính đa sắc tộc, đa tôn giáo mà tự thân tôn giáo không đủ sức mạnh tinh thần lãnh đạo cộng đồng loài người trong một hợp thể thống nhất trừ phi trên toàn thế giới các địa phận tôn giáo được phân chia rạch ròi và cùng ký thỏa ước tôn giáo không chống lại nhau? Những tình cảm tốt đẹp nhất của tôn giáo là như nhau, những ước nguyện cao cả nhất của tôn giáo là dành cho loài người bình an hạnh phúc, thực chất đó là bản chất, lương tâm của con người. Con người cần phải sáng suốt thấu hiểu được trí tuệ tiến hóa phi thường của mình trong tương lai xa xôi.
Quả là kỳ lạ vì những câu tôi viết. Những ý nghĩ của tôi được sinh ra từ vũ trụ bao la kế tiếp nhau những ý nghĩ và câu văn tuôn trào. Không gian vô trị? Không gian vô định có tri giác. Đến cuối cuốn sách này chúng ta sẽ ngẫm lại điều này. Chúng ta sẽ đi tiếp vào luận điểm nạn “nhân mãn” và chiến tranh.
Loài người hiện tại là rất cô đơn trong vũ trụ bởi vì loài người mới sinh ra. Cá thể con người, tuổi thọ thực tế của con người so với toàn vũ trụ là bằng không. Chính chúng ta gần như chưa tồn tại trong vũ trụ bởi vì chúng ta vẫn còn là bào thai sinh vật của vũ trụ. Vũ trụ còn chờ chúng ta tiến hóa. Hiện tại tất cả loài người trên trái đất và nền văn minh con người so với vũ trụ đang tự khẳng định mình là một số dương đầu tiên (tuy rất nhỏ bé gần bằng không). Thực tế đó cho thấy chúng ta yếu đuối dường nào. Liệu chúng ta có sinh sản thêm nhiều nữa được không? Thực tế con người trên trái đất có thể bão hòa ở 20 tỉ người và khi lý thuyết Trường Sinh được phổ cập thì vừa đúng lúc loài người tự bị hạ dân số do con người không muốn sinh sản nữa. Sự tự cân đối bắt nguồn từ các cụm dân kỹ thuật cao bắt đầu rời khỏi trái đất người tiên và sẽ bay xa hơn nữa bởi vì thực chất lòng khao khát giang hồ chinh phục vũ trụ của loài người là vô bờ bến. Tất cả các phương pháp thu thập năng lượng, chế tạo năng lượng là để cung cấp cho sự sống của bản thân, của cộng đồng và để bay xa. Con người sẽ thích nghi với mọi điều kiện sống khác nhau có thể thở bằng các hợp chất khí khác nhờ kỹ thuật vô hữu cơ, sinh điệu tích lũy. Con người sẽ trở nên nửa kỹ thuật nửa nhân sinh. Và lúc bấy giờ chúng ta sẽ gặp gỡ được những hình thức cảm giác của sự sống khác trong vũ trụ.
Cho đến khi dân số loài người bão hòa thì lý thuyết người tiên đã có thể chinh phục được loài người. Lý thuyết người tiên là không có chiến tranh bởi vì chính chúng ta đã tỉnh ngộ và cất tiếng khóc chào đời. Thế giới vĩnh cửu thì không cần đến hủy diệt, không cần nhiều lương thực chỉ cần năng lượng và hoài bão. Trí tuệ của người tiên sẽ sắp xếp tổ chức cộng đồng sáng tạo ra mô hình quản lý đô thị mới, quy định luật lệ cực kỳ hợp lý cho loài người. Quy định phẩm chất và giá trị kỹ thuật của con người và theo thời gian con người (người tiên) sẽ được tái tạo lại năng lượng, trí tuệ và hình dáng.
Tóm lại, chúng ta đang bắt đầu sinh ra trong vũ trụ đang tiến từ không đến một số dương nhỏ bé đầu tiên. Tất cả dĩ vãng ngắn ngủi của loài người vừa qua sẽ được lưu trữ vào bộ nhớ quá trình hình thành xã hội sơ khai của loài người. Chúng ta hàng ngày hãy quên lãng hôm qua đi để trí não lạc vào vô biên của vũ trụ, để quên đi quá khứ của loài người và để hít một hơi thở vũ trụ, hơi thở thứ hai đầu tiên của chúng ta, hơi thở của người tiên.
Văn bản nòng cốt của lão giáo là cuốn Đạo Đức Kinh, xưa nay được gán cho Lão tử, một người thuộc thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Trọng tâm của sách này là sự tin tưởng rằng Đạo là nguyên lý bất biến đàng sau vũ trụ, và bí quyết cuộc đời là sống sao cho hợp với Đạo, đó là “bất hành nhi hành”(không làm gì cả mà có làm tất cả). Đạo hòa nhập một đường lối tự nhiên thần bí và hành động tự nhiên không gò bó vào trong một triết lý “vô vi”. Trong đạo này, dù là một ông vua cũng không tìm cách áp đặt hay khống chế các vấn đề của quốc gia đất nước. Đạo Đức Kinh chủ trương một hình thức bất tử về tinh thần, sinh ra từ một kiểu sống tự nhiên, hài hòa, không quan trọng hóa cái lợi vật chất. Những người theo chủ nghĩa thần bí, các triết gia, thi sĩ đều thấy bị hấp
dẫn và rung cảm bởi các giáo lý trong sách, vì họ xem một kiểu mẫu Minh quân thanh thoát, không màng cái lợi vật chất, là người dẫn dắt cuộc sống cho mọi người ở bất cứ trình độ nào.
Thọ là một trong những lý tưởng lâu đời của người Trung Hoa. Thọ thường được xem như dấu hiệu của người biết sống theo “đạo trời đất”, thuận theo trật tự tự nhiên của vạn vật, bình thản chấp nhận danh vọng hay bất hạnh.
Lão giáo
Lão giáo ở đây bao gồm các tông phái, phong trào hay dòng hệ muốn tìm đến với Đạo. Một thực thể tối thượng và bất tử, qua các phương pháp thiền định, tế lễ, luyện kim và triết học. Lão giáo dựa trên hai bộ sách chình là Đạo Đức Kinh và Sách Trang Tử. Một số môn phái thì thiên về điều khiển tâm linh bằng nghi thức và điều hòa các luồng âm, dương của vũ trụ, một số khác thì tham thiền, điều khiển hơi thở và theo các chế độ rèn luyện thân – tâm. Các giáo trình rèn luyện của đạo Lão được tập hợp thành một kinh điển gồm một số lớn văn bản mà ở dạng rút ngắn cũng còn tới 1.120 cuốn. Các tín đồ Lão giáo rất quan tâm tới điều hòa những năng lượng cơ bản trong vũ trụ. Một số người truyền sinh khí của mình để chữa bệnh và trục xuất tà ma. Một số khác thì tìm cách điều hòa các lực âm dương trong cơ thể để có được một cơ thể dẻo dai bền bỉ, hoặc theo nghĩa vô hình là trạng thái tự nhiên và thanh thoát trong tâm hồn.
Cơ thể trong Lão giáo
Trong lý thuyết của Lão giáo, cơ thể con người được xem như một hệ thống năng lượng gồm những dòng khí hay sinh khí và dòng máu, theo những khuôn mẫu nhất định. Dòng khí trong cơ thể được xem là rất tương đương với dòng khí trong phong cảnh, và khí trong cơ thể cũng dễ biến động như là khí trời vậy. Nếu khí được cô đọng lại ở dạng vật chất thì đó là tinh. Các dạng thông thường của tinh là tinh dịch, nhưng tinh cũng được dùng để chỉ năng lượng tình dục, dạng thức tâm lý và tình cảm của chất này. Ở dạng tinh tế hơn thì khí là nguyên khí hay hơi thở. Tinh vi hơn nữa thì khì được gọi là thần, tình trạng tinh thần hay ý thức. Trong tư tưởng Lão giáo có một sự tương quan chặt chẽ giữa cơ thể, tâm trí và môi trường xung quanh, do đó mà nảy sinh ra nhiều phương pháp trị bệnh, cùng những quy luật tâm thể học trong truyền thống Trung Hoa.
Tranh: tác giả
Hoạn thư bàn thể con người ba trăm năm sau Hoạn thư vẫn là vẻ đẹp tuyệt vời (kể từ khi Nguyễn Du viết Kim Vân Kiều truyện) và nàng cũng như thần tiên vậy.
Nàng Kiều đại diện cho sắc đẹp và truân chuyên của thân phận người phụ nữ. Trải qua 300 năm nàng Kiều vẫn là một bông sen đẹp trong tâm tưởng của chúng ta. Chúng ta coi Kiều như một nàng tiên vậy.
Vẻ đẹp của khí khái nam nhi (Rồng), vẻ đẹp của bản sắc nữ nhi (Phượng) chính là tâm tưởng của loài người. Sự kết hợp Rồng – Phụng gợi nên hình ảnh tiên cảnh của con người, đó cũng chính là niềm mơ ước trường sinh của chúng ta.